Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần “đồng hành” cùng người dân

10:38, 24/12/2014

HGĐT- Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần (Công ty Xín Mần) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1.2010, cùng với sự góp vốn của Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Thực hiện Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, nhất là chương trình xây dựng NTM, 3 đơn vị này đã cam kết đồng tài trợ cho huyện Xín Mần thực hiện mục tiêu đó đến năm 2020, với Đề án theo công thức 5-3-2, tức là: Cứ đầu tư 10 đồng thì 5 đồng chi phí vào con người (giáo dục, y tế), 3 đồng vào phát triển kinh doanh và 2 đồng vào phát triển hạ tầng.


Công ty có tổng số 40 cán bộ, nhân viên, lao động hợp đồng, chủ yếu là con em dân tộc tại huyện. Từ khi hoạt động, Công ty đã phối hợp tốt với các cấp, các cơ quan xây dựng từng dự án cụ thể trình nhà tài trợ phê duyệt theo Đề án để cấp kinh phí thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất. Đồng thời trực tiếp làm mẫu và đưa tiến bộ KHKT đến người dân trong sản xuất, đầu tư, bao tiêu một số sản phẩm của người dân để tạo thành hàng hóa. Xây dựng các chương trình tài trợ, cùng các chi nhánh Ngân hàng ở các tỉnh để có lợi nhuận duy trì hoạt động, bù lỗ cho các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân huyện Xín Mần để đẩy nhanh mục tiêu giảm nghèo bền vững.


Tính từ khi hoạt động đến tháng 8.2014, 3 công ty đã tài trợ cho huyện Xín Mần trên 105 tỷ đồng để đào tạo nhân lực, hỗ trợ phát triển y tế, giáo dục, đưa 74 em đi đào tạo y sỹ, y tá tại trường Trung cấp Quân y 1 - Bộ Quốc phòng, 38 em đi học Trung cấp ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. Đối tượng xét chọn ưu tiên là con em gia đình chính sách, con hội viên Cựu chiến binh, quân nhân xuất ngũ. Sau khi ra trường huyện đã sắp xếp được việc làm cho 74/112 cháu ở các ngành mầm non, y sỹ, y tá thôn bản. Tài trợ xây dựng 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS của huyện đạt chuẩn Quốc gia, tài trợ sửa chữa 3 trường năm 2014 khoảng 1 tỷ đồng; 10 nhà lưu trú với 600 chỗ ở đầy đủ cho các em học sinh ở các trường học và đưa vào sử dụng năm 2011 và 2012; 1.000 bộ bàn ghế học sinh đạt chuẩn, tặng 400 ti vi màu, 1 xe cứu thương cho Bệnh viện huyện.


Cùng với đó, hỗ trợ phát triển kinh tế, trồng ngô, trồng rừng với tổng kinh phí trên 3,3 tỷ đồng, trong đó tài trợ cước vận chuyển ngô cho dân thông qua Công ty Xín Mần trị giá hơn 600 triệu đồng; thực hiện Dự án trồng 938,52 ha rừng sản xuất (cây Keo, Xoan, Mỡ) nhằm hỗ trợ kinh tế nông, lâm nghiệp, tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho người dân với tổng kinh phí trên 79 tỷ đồng, đã trồng được 440 ha, cây sinh trưởng tốt. Tặng 40 con trâu, bò cho 40 hộ nghèo trị giá 600 triệu đồng; lắp đặt 1 kho lạnh bảo quản nông sản cho UBND huyện sử dụng trị giá 450 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng hạ tầng kết nối giao thông 21 tỷ đồng, xây dựng cầu Na Lan dài 100m, rộng 10m (khánh thành ngày 20/11/2010), được xây dựng vĩnh cửu nối liền 6 xã phía Đông của huyện (với gần 20.000 dân) với các xã còn lại của huyện, hàng năm tiết kiệm cho người dân trên 5 tỷ đồng từ tiền vận chuyển hàng hóa, mà trước đó người dân chủ yếu đi lại bằng xe máy. Ngoài ra 3 công ty còn tài trợ cho một số huyện khác trong tỉnh với số tiền 12,3 tỷ đồng như: cải tạo, xây mới, mua sắm thiết bị 3 công trình để đạt chuẩn Quốc gia cho trường Mầm non Tân Quang (Bắc Quang), trường Tiểu học Tân Bắc (Quang Bình); trường THCS Tân Tiến (Hoàng Su Phì)


Công ty còn phối hợp với huyện đầu tư hỗ trợ sản xuất ngô hàng hóa bằng hình thức: cho người dân vay vốn không lãi bằng giống ngô lai, phân bón, đến khi thu hoạch người dân trả lại bằng sản phẩm ngô quả tươi và thu mua tại trung tâm xã với giá cao bằng giá ngô tại chợ huyện; huyện hỗ trợ 50% giá giống cho người dân trên cơ sở số ngô người dân bán lại cho Công ty. Kết quả sau 3 năm thực hiện với trên 1.000 hộ/1.000 ha đã đem lại hiệu quả rõ rệt, năng suất ngô trung bình đạt 6 tấn/ha (gấp 2 lần năng suất ngô thường), lợi nhuận đạt trên 22 triệu đồng/ha, đa số người dân đã chủ động đến Công ty đăng ký mua giống, phân bón và tự giác trả bằng sản phẩm khi thu hoạch. Hình thức này đã đem lại cách làm, tư duy sản xuất mới cho người dân, giải phóng công vận chuyển, tách tẽ, phơi sấy và làm lợi cho người dân trên 10 triệu đồng/ha so với cách làm truyền thống. Công ty còn bù lỗ do đã hỗ trợ mua thuốc chống mối mọt, xăng dầu, chi phí vận chuyển cho người dân, với cách làm như vậy đã giúp người dân thu được khoản tiền lớn trong thời gian ngắn, người dân không bị tư thương ép giá, cân thiếu.


Để đảm bảo tính bền vững, Công ty đã triển khai xây dựng kho xưởng, dây chuyền sấy ngô, chế biến thức ăn chăn nuôi, khu nhà nghỉ nhân viên với diện tích trên 1.000 m2, đảm bảo thu mua trên 1.000 tấn ngô quả tươi/vụ cho người dân, đem lại lợi nhuận trên 1,5 tỷ đồng/vụ, tạo việc làm cho trên 10 lao động tại xưởng. Mặt khác Công ty còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ Hùng Thắng (Bắc Quang) với kinh phí trên 6 tỷ đồng. Đây là nhà máy đầu tiên của tỉnh, hoạt động từ tháng 10/2012, hàng tháng thu mua trên 200 m3 gỗ Keo xẻ thanh (tương đương hơn 500 m3 gỗ keo tròn), tạo thêm hàng trăm việc làm, đảm bảo đầu ra cho gỗ rừng trồng của người dân đến kỳ thu hoạch, tăng giá mua, đến nay đã ổn định. Triển khai Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sấy gỗ trị giá 2,38 tỷ đồng củaBộ Khoa học và công nghệ, bắt đầu thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2015.


Để thực hiện tốt mục tiêu giúp huyện Xín Mần từng bước giảm nghèo nhanh bền vững trong thời gian từ nay đến năm 2020, ông Ngô Trung Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Xín Mần cho biết: Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tiếp tục cam kết tài trợ theo lộ trình của Đề án thông qua Công ty Xín Mần, cụ thể: có kế hoạch để khảo sát, xây dựng một số cầu treo theo Đề án với lộ trình thích hợp, thiết thực. Hoàn thành tài trợ 1.200 bộ bàn ghế học sinh cho huyện Xín Mần. Tiếp tục thực hiện bán giống, phân bón cho dân, hỗ trợ kỹ thuật; thu mua ngô quả tươi với giá thị trường; tạo điều kiện cho dân tạm ứng thức ăn chăn nuôi để phát triển nuôi lợn, gia súc, gia cầm. Cho dân vay không lãi 5 triệu đồng/ha trong 7 năm để trồng rừng theo Dự án với kinh phí trên 5 tỷ đồng...


Hiến Chương

hanoimoi.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiều nông dân Quang Bình thoát nghèo nhờ vốn Ngân hàng
HGĐT- Nhiều năm nay, cái tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank Quang Bình) đã trở nên quen thuộc với người dân huyện Quang Bình, bởi không chỉ là thương hiệu uy tín trong ngân hàng mà Agribank Quang Bình luôn đổi mới, đồng hành cùng bà con trong việc cho vay vốn để phát triển sản xuất. Có thể nói, nguồn vốn của Agribank huyện đã và đang đóng vai trò chủ
24/12/2014
Mô hình rau an toàn ở thị trấn Việt Lâm mở ra hướng đi mới
HGĐT- Năm nay, nhiều hộ ở thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) phấn khởi khi được Nhà nước hỗ trợ trồng rau theo hướng an toàn VietGAP, điều mà lâu nay họ chỉ được biết trên đài, báo. Đó là kết quả mà Chi cục quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh phối hợp với thị trấn Việt Lâm triển khai 2ha mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại đây.
23/12/2014
Khởi công xây dựng 3 cầu: Cốc Pài - Suối Đỏ (Hà Giang) - Sơn Hải (Lào Cai)
HGĐT- Sáng 21.12, tại thị trấn Cốc Pài (Xín Mần), Bộ Giao thông vận tải - UBND huyện Xín Mần - UBND huyện Hoàng Su Phì và huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã làm lễ khởi công xây dựng 3 cây cầu thuộc dự án gói thầu B3 – 19 gồm: Cầu Cốc Pài (Km 299 + 450, QL 4 thị trấn Cốc Pài Xín Mần), cầu Suối Đỏ (Km 75+622, QL4 nối liền huyện Xín Mần với huyện Hoàng Su Phì) và cầu Sơn Hải (Km 15 +
22/12/2014
Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5A chuẩn bị phát điện lên lưới Quốc gia
HGĐT- Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5A do Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 làm chủ đầu tư, công suất lắp máy 9MW với 2 tổ máy phát điện. Đây là nhà máy bậc 2 của Thủy điện Sông Miện 5, được xây dựng tạo thành hệ thống thủy điện khép kín trên sông Miện, đoạn chảy qua địa phận xã Thuận Hòa (Vị Xuyên), nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, phát huy khả năng chống
18/12/2014