Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

09:00, 03/01/2019

BHG - “Qua gần 3 năm thực hiện Kế hoạch đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ (KHKT&CN) vào phát triển KT – XH đang cho thấy phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế của địa phương; các nhiệm vụ mang tính đột phá đã tập trung giải quyết được những vấn đề cấp thiết, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, góp phần quan trọng vào tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI” – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến khẳng định.

HTX Cộng đồng Nặm Đăm (Quản Bạ) ứng dụng khoa học kỹ thuật chế biến dược liệu.
HTX Cộng đồng Nặm Đăm (Quản Bạ) ứng dụng khoa học kỹ thuật chế biến dược liệu.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định chủ đề xuyên suốt là đột phá về ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất và phấn đấu đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh cũng nêu rõ tái cơ cấu gắn với đẩy mạnh ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tỉnh ta đã bám sát các nội dung, triển khai kế hoạch đột phá một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Với đặc thù của tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đã đặc biệt chú trọng tổ chức lại sản xuất cho người dân bằng việc ứng dụng KTKT&CN vào phát triển nông nghiệp; cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân và tạo thành các vùng sản xuất chuyên canh theo quy mô hàng hóa.

Thực tế cho thấy, các huyện, thành phố đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất đạt tỷ lệ trên 34% tổng diện tích đất canh tác; toàn tỉnh có trên 76 nghìn máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên 1.200 ha cam tại Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên; áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trên 3.700 ha chè; phát triển rau, hoa trong nhà lưới với diện tích 11,75ha/42 nhà lưới; thành lập 56 gia trại; nhiều sản phẩm chế biến từ dược liệu được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, đơn vị đã làm chủ công nghệ sản xuất một số giống dược liệu quý và giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, như: Ba kích, Giảo cổ lam, Đinh lăng, Đan sâm, Tục đoạn, Hà thủ ô, Kim ngân; giống cá Lăng chấm, cá Chiên; thụ tinh nhân tạo trâu lai; nhân giống và bảo tồn nguồn gen gà lông xước, lợn đen Lũng Pù…

Minh chứng rõ nét đó là huyện Mèo Vạc đã tiếp nhận và ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò địa phương; xây dựng mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh; áp dụng công nghệ giảm thủy phần mật ong Bạc hà. Thành phố Hà Giang khuyến khích Công ty TNHH Côn Hà đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ với diện tích 5 ha, 17 nhà lưới, có hệ thống tưới phun tự động, camera giám sát; hiện đã và đang cung ứng các loại rau, đậu ra thị trường và được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Huyện Quang Bình triển khai 4 tổ sản xuất rau, hoa chất lượng cao; sản xuất trên 550 ha cam theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng mới trên 300 ha chè; tổ chức sản xuất lúa hàng hóa gắn với cơ sở chế biến. Huyện Quản Bạ ứng dụng KHKT vào sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị; nâng cao giá trị sản phẩm Hồng không hạt và được cấp Chỉ dẫn địa lý. Đồng chí Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quản Bạ cho biết: Thực hiện kế hoạch đột phá của tỉnh, huyện đã đẩy mạnh phát triển dược liệu; trồng mới trên 300 ha Đan sâm, Đương quy, Tục đoạn, Đẳng sâm, Giảo cổ lam; chế biến một số sản phẩm dược liệu bán ra thị trường; trong đó, có 3 sản phẩm được cấp chứng nhận hợp quy. Bên cạnh đó, huyện phát triển sản phẩm mật ong dược liệu; bảo tồn, phát triển đàn ngựa; sản xuất rau trong nhà lưới...

Để việc ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất nông nghiệp thực sự là nền tảng phát triển bền vững, tỉnh ta đang rà soát, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, có tính lan tỏa và tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vào các hoạt động ứng dụng KHCN trong sản xuất; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư triển khai các nhiệm vụ KHCN… Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở thông qua việc xác định rõ vai trò, động lực của KTKH&CN trong phát triển nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đó chính là nền tảng để tỉnh ta tạo thế và lực, thúc đẩy KT – XH phát triển, tạo dựng cuộc sống ấm no cho người dân nơi địa đầu Tổ quốc.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gặp mặt nhóm thí sinh đạt giải Nhất cuộc thi " Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc"

BHG - Chiều 28.11, tại Hội trường UBND thành phố, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức buổi gặp mặt nhóm tác giả đạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc" lần thứ I, năm 2018. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành ủy Hà Giang và đông đảo đoàn viên thanh niên đến từ các trường học trên địa bàn thành phố. Vinh dự vượt qua 183 bài thi của các thí sinh đến từ 52 tỉnh, thành đoàn trên cả nước, dự án Green Blessing "Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch trách nhiệm" của nhóm tác giả Hoàng Thị Hảo đến từ Hà Giang... 

29/11/2018
Những điều bạn cần phải biết trước khi quyết định thay màn hình iphone 6s

Đối với một chiếc điện thoại đắt tiền, đặc biệt là iphone thì việc thay màn hình rất đa dạng và cũng có rất nhiều chất lượng. Và đó có lẽ là lý do mà nhiều người dùng khi đến các cửa hàng sửa chữa điện thoại sẽ thấy có nhiều mức giá khác nhau được đưa ra cho cùng một chủng loại. Vậy có bao nhiêu loại màn hình iPhone? Chất lượng của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua về nó trước khi quyết định thay màn hình, cụ thể là màn hình Iphone 6s.

29/11/2018
Hội thảo tư vấn phản biện dự thảo Nghị quyết "Hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp tại các khu công nghiệp"

BHG - Ngày 27.11, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh đã tổ chức Hội thảo tư vấn phản biện dự thảo Nghị quyết "Hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp tại các khu công nghiệp" của HĐND tỉnh. Tham dự có các chuyên gia, đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 khu công nghiệp (CN) và 9 cụm CN; trong đó 6 cụm CN đã có Quyết định thành lập và 3 cụm CN đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ phát triển CN, khu CN, cụm CN còn hạn chế. Để thu hút đầu tư... 

27/11/2018
Hội thảo khoa học "Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm mật ong Bạc Hà Cao nguyên đá Đồng Văn"

BHG - Nằm trong chuỗi các sự kiện của Lễ hội hoa Tam giác Mạch lần thứ IV; chiều 24.11, tại huyện Đồng Văn, UBND huyện Đồng Văn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm mật ong Bạc Hà Cao nguyên đá Đồng Văn" năm 2018. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo  một số sở, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo các Trung tâm, Viện nghiên cứu thuộc Cục Sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Nông nghiệp Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp, HTX, hộ nuôi ong…

 

25/11/2018