Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường

10:34, 19/09/2015

BHG- Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đo lường (ĐL) trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả nhất định. Các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về ĐL, tăng cường kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm nhằm hạn chế các hành vi gian lận về ĐL, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên việc thực hiện các quy định của pháp luật  trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số tổ chức, cá nhân chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý nhà nước về ĐL của các cấp các ngành chưa thực sự đồng bộ, nhất là tại các huyện và thành phố còn nhiều hạn chế; việc thông tin, tuyên truyền  hoạt động ĐL chưa được thường xuyên sâu rộng; công tác thanh, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm còn nhiều hạn chế. Hiện nay vẫn còn xuất hiện các trường hợp gian lận tinh vi về ĐL gây thiệt hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội.

Hoạt động kiểm tra công tác quản lí Nhà nước về đo lường chất lượng tại cấp huyện.
Hoạt động kiểm tra công tác quản lí Nhà nước về đo lường chất lượng tại cấp huyện.

Để khắc phục tình trạng nói trên và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về ĐL phù hợp với quy định của Luật ĐL, bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đối với UBND các huyện thành phố là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ĐL tại địa phương cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, trên cơ sở các quy định của Nhà nước, UBND các huyện chủ động ban hành các văn bản cần thiết cho công tác quản lý ĐL trên địa bàn huyện. Có quy hoạch, kế hoạch, dành kinh phí thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ  cần thiết cho công tác quản lý ĐL. Kế hoạch cần giao cụ thể cho phòng Kinh tế và Hạ tầng xây dụng và triển khai thực hiện.

Hai là,  đề nghị UBND huyện giao trách nhiệm cụ thể bằng văn bản dựa trên các điều luật cơ bản của luật ĐL và luật bảo vệ người tiêu dùng, các thông tư nghị định liên quan. Chỉ đạo cấp xã, phường bố trí nguồn nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý ĐL chất lượng, thực hiện việc quản lý theo phân cấp.

Ba là, tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ĐL Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của huyện và các xã, phường, thị trấn.

Bốn là, tổ chức thống kê phương tiện đo đang sử dụng tại địa bàn, tổ chức liên kết kiểm định cho các phương tiện đo đó; Phối hợp thanh, kiểm tra với các cơ quan liên ngành thực hiện kiểm tra nhà nước về ĐL.

Năm là, chủ động đôn đốc kiểm tra và đối chứng với các phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn tại địa bàn thông qua điểm cân đối chứng. Giải quyết các khiếu nại tố cáo, kiến nghị về ĐL tại địa bàn. Thực hiện việc báo cáo hàng tháng, quý, năm để tổng hợp báo cáo các ngành liên quan và UBND tỉnh.

Để thực hiện tốt những giải pháp trên thì các cấp các ngành phải thực sự quan tâm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp, chủ động hơn trong công tác quản lý tại địa bàn. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ những thuận lợi, thách thức cũng như nắm chắc những nhiệm vụ to lớn về ĐL của toàn ngành, với tinh thần chủ động, chúng ta tin t­ưởng rằng, trong thời gian sắp tới ĐL sẽ có b­ước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu với chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự mong mỏi của ngư­ời dân nói chung, người tiêu dùng nói riêng./.

Nguyễn Văn Lưu (Chi cục Đo lường, Sở KH&CN)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính

BHG- Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách thủ tục hành chính đang được các cơ quan, đơn vị ngành Tài chính của tỉnh thực hiện quyết liệt trong những năm gần đây. Từ đó  đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm trong việc CCHC của lãnh đạo, nhân viên trong ngành; tạo được sự hài lòng của các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.

27/08/2015
Những nỗ lực trong công tác quản lý Nhà nước về KH&CN

BHG- Từ đầu năm đến nay, ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tập trung, nỗ lực trong công tác tham mưu, tư vấn; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh. 

26/08/2015
Công tác văn thư, lưu trữ phục vụ đắc lực cho phát triển KT – XH

BHG- Chi cục Văn thư, Lưu trữ tỉnh được thành lập theo Quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ (VTLT) và Trung tâm Lưu trữ (LT) tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ. Với chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác VTLT trên địa bàn tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu LT  lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật. 

22/08/2015
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân

BHG- Đảng ta luôn xác định, cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến lần thứ XI, đều đề ra các chủ trương cụ thể về CCHC nhà nước.

22/08/2015