Cách xử lý xe ô tô bị bó phanh

10:12, 08/08/2023

Nắm được nguyên nhân gây bó phanh ô tô và tìm ra cách xử lý là điều cần thiết cho các tài xế.

Bó phanh ô tô là một trong những sự cố thường xảy ra, có thể gây nguy hiểm cho tài xế khi lưu thông trên đường. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng bó phanh và cách xử lý ra sao?

Mòn má phanh

Má phanh bị mòn quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xe ô tô bị bó phanh. Má phanh mòn quá mức dẫn đến đĩa phanh bị mòn. Điều này làm cho pít tông phanh bị đẩy quá giới hạn, không thể thu hồi về vị trí cũ, gây ra hiện tượng bó phanh.

Nguyên nhân này chủ yếu là do người dùng không kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Do đó, khi gặp tình trạng trên, chủ xe có thể tháo bánh, tháo cụm phanh, lấy tua vít đẩy pít tông về vị trí cũ, sau đó mang đến trung tâm sửa chữa.

Má phanh mòn dẫn đến hiện tượng bó phanh.
Má phanh mòn dẫn đến hiện tượng bó phanh.

Ắc suốt phanh bị gỉ sét

Khi phanh xe, pít tông phanh sẽ tác động lực lớn lên ắc suốt phanh, giúp phanh hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bị gỉ sét, ắc suốt phanh không thể quay về vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng bó phanh.

Với trường hợp này, chủ xe có thể tháo ắc suốt ra vệ sinh, tra dầu mỡ để bôi trơn. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra lại pít tông phanh, má phanh và đĩa phanh. Nếu ắc suốt, gioăng cao su bị hư hỏng, cần thay thế mới các chi tiết này.

Đĩa phanh bị biến dạng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng bó phanh ô tô. Do tác động ngoại cảnh, đĩa phanh bị biến dạng, không quay tròn đều mà có hiện tượng đảo. Khi đó, má phanh luôn trong trạng thái ghì chặt vào bề mặt đĩa phanh, dẫn đến bó phanh.

Với nguyên nhân này, cách khắc phục thạm thời đơn giản nhất là tháo má phanh bị bó ra, cho đến khi được sửa chữa hoàn toàn.

Bàn đạp phanh nhỏ

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Nhiều thợ sửa chữa thiếu kinh nghiệm điều chỉnh biên độ bàn đạp phanh nhỏ khiến má phanh luôn tì vào trống hoặc đĩa phanh. Khi tài xế đạp phanh sẽ gây ra hiện tượng bó phanh tức thời.

Cách xử lý tốt nhất là lựa chọn gara lớn có uy tín để xử lý triệt để sự cố. Nếu để lâu sẽ dẫn đến má và đĩa phanh bị hao mòn.

Má phanh nở do ngấm nước

Sau khi đi trời mua hoặc rửa xe, nước lọt vào hệ thống phanh khiến má phanh nở ra. Từ đó làm giảm hiệu suất đạp phanh. Má phanh ướt bị ép vào trống phanh gây ra hiện tượng bó phanh. 

Để khắc phục, chủ xe phải làm khô má phanh. Nếu dừng xe ngay sau khi đi qua đoạn đường ngập nước, không nên kéo phanh tay ngay. Cách xử lý tốt nhất là chuyển về số lùi đối với xe đang sử dụng số sàn (hoặc số P đối với xe số tự động) rồi lại số tiến, cho đến khi phanh tự nhả ra.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể gây bó phanh liên quan đến sự cố kỹ thuật như hỏng lò xo hồi vị má phanh, hỏng xy-lanh tổng phanh. Những trường hợp này, cần đưa xe đến kiểm tra và sửa chữa tại các gara uy tín.

Theo VTC News


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lệ phí sát hạch và cấp GPLX tăng mạnh từ 1/8, người học lái xe cần biết
Theo Thông tư số 37/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí sát hạch để cấp giấy phép lái xe (GPLX) tất cả các hạng sẽ tăng từ 1/8/2023, đồng thời bổ sung lệ phí sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng.
31/07/2023
Infographics: Phòng chống cháy ôtô, xe máy trong mùa nắng nóng
Theo các chuyên gia các hãng xe, đăng kiểm, thời tiết nắng nóng hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy nổ ôtô.
27/07/2023
Vespa GTV 2023 ra mắt tại Việt Nam, giá gần 160 triệu đồng
Piaggio đã chính thức ra mắt mẫu xe Vespa GTV 2023 pha trộn giữa thiết kế cổ điển và hiện đại cùng động cơ 300 HPE (High Performance Engine) mạnh mẽ nhất hiện nay của Vespa.
27/07/2023
Bộ đôi Mercedes GLC thêm bản AMG

GLC 43 và GLC 63 phiên bản AMG mang chất thể thao thuần túy, dùng động cơ 2 lít 4 xi-lanh với bộ tăng áp, thay thế động cơ V8.


25/07/2023