Hội nàng dâu tự quản xây dựng gia đình hạnh phúc

08:34, 29/06/2023

BHG - Là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong toàn tỉnh triển khai xây dựng mô hình Hội nàng dâu tự quản, đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Quang Bình đã có 20 Hội nàng dâu trong các dòng họ. Sự ra đời của các Hội nàng dâu vun đắp thêm giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Hội nàng dâu dòng họ Nguyễn Bảo Quang, xã Bằng Lang có 92 nàng dâu. Phát huy truyền thống hiếu học và tinh thần cầu tiến, trong dòng họ Nguyễn Bảo Quang có đến 30 nàng dâu tham gia công tác xã hội. Các thế hệ ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền là hình mẫu cho các gia đình noi theo. Để giữ gìn hôn nhân hạnh phúc, có lối sống văn minh, lành mạnh, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Hội nàng dâu duy trì rất tốt việc gây quỹ theo nhiều hình thức như đóng góp tiền mặt, nhận công lao động, cùng làm hoa hiếu. Nhờ sự quản lý chặt chẽ, nguồn quỹ của Hội tăng lên từng năm và đạt 123 triệu đồng. Tiền quỹ chủ yếu để chức thăm hỏi, động viên chị em ốm đau, bệnh tật, cho thành viên khó khăn vay vốn mua cây, con giống về chăn nuôi, sản xuất. Hội nàng dâu cũng thành lập tổ tự hòa giải để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống. Cách làm này đã gắn kết tình cảm giữa các nàng dâu, thu hút chị em tham gia các phong trào do tổ chức Hội phụ nữ phát động.

Hội nàng dâu các dân tộc trên địa bàn huyện Quang Bình chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc.
Hội nàng dâu các dân tộc trên địa bàn huyện Quang Bình chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Sau 7 năm hoạt động, những thành viên của Hội nàng dâu dòng họ Hoàng, xã Yên Thành được đánh giá là nhân tố tích cực, điển hình trong phong trào xây dựng Nông thôn mới của địa phương. Bằng kinh nghiệm tuyên truyền, vận động khéo léo của chị Hoàng Thị Sinh, Hội trưởng Hội nàng dâu, các gia đình trong Hội đã tự nguyện hiến đất, đóng góp hàng chục ngày công, tiền của để cùng nhân dân tu sửa, làm đường giao thông nông thôn; làm nhà mới kiên cố và xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường. Những năm gần đây, các hộ đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế chủ lực được xác định là trồng rừng và chăn nuôi trâu, lợn đen bản địa, thủy sản. Trong tổng số 27 thành viên, có trên 50% hộ đạt trung bình, khá và chỉ còn 1 hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng lên.

Dù mới thành lập năm 2022, Hội nàng dâu dòng họ Phan Văn, xã Hương Sơn đã sớm ra mắt mô hình xóa bỏ hủ tục. Đến nay, các gia đình thống nhất duy trì các phong tục, tập quán văn minh và cắt bớt một số tục lệ cũ như: Không tổ chức cho con cái kết hôn khi chưa đủ tuổi; không gả con cho anh em trong dòng họ; đám cưới tiết kiệm, phù hợp với văn hóa của dân tộc. Trong tang ma, thời gian tổ chức đám tang giảm từ 48 giờ xuống còn 36 giờ; giảm số lượng hoa; giảm từ 6 bữa cơm xuống 4 bữa cơm; giết mổ gia súc không quá 200 kg; tiền công thầy cúng từ 7 triệu đồng giảm còn 5 triệu đồng; lễ cúng cũng tùy theo điều kiện của từng gia đình. Các hộ thực hiện nghiêm việc đưa người nhà bị ốm đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không mê tín, dị đoan và phải cho con em đến trường đúng độ tuổi, không bỏ học giữa chừng.

Hội LHPN huyện Quang Bình có gần 15 nghìn hội viên. Năm 2014, Hội nàng dâu dòng họ Lương, dân tộc Tày, xã Bằng Lang được hình thành đầu tiên. Nhận thấy hiệu quả thiết thực, tính nhân văn của Hội nàng dâu, Hội LHPN huyện đã chủ trương nhân rộng mô hình trên và phát triển được 20 Hội ở 11 xã, thị trấn với 495 nàng dâu thuộc các dòng họ khác nhau. Thời gian qua, các Hội đi vào hoạt động rất nề nếp, nhiều phong trào của chị em đã tác động đến nhận thức của nhân dân, tiêu biểu là cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; phụ nữ tham gia bảo vệ Tổ quốc… Trên cơ sở đó, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn huyện cần lan tỏa, chia sẻ và nhân rộng những mô hình hay, tấm gương sáng của các Hội nàng dâu, góp phần xây dựng nền tảng gia đình hạnh phúc, tạo cơ hội cho chị em được học tập, tự tin công tác và tham gia các hoạt động xã hội - Đồng chí Nguyễn Thị Quyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quang Bình cho biết.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trên 6.200 thí sinh toàn tỉnh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
BHG - Sáng nay 28.6, cùng với hơn 1 triệu thí sinh cả nước, trên 6.200 thí sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại 32 điểm thi, trong đó có 5.422 thí sinh THPT, 521 thí sinh GDTX và 343 thí sinh tự do. Thời tiết buổi sáng một số địa phương có mưa to, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Giang có mưa rất to ngay thời điểm các em đến điểm thi; tuy nhiên với sự chuẩn bị chu đáo các phương án và hỗ trợ trực tiếp của lực lượng Công an và các đội thanh niên tình nguyện, các thí sinh đều đến điểm thi an toàn.
28/06/2023
Bị mổ ruột thừa, Lầu Mí Tủa lỗi hẹn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
BHG - Lặn lội từ xã Tả Lủng ra thị trấn Mèo Vạc làm thủ tục tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, nhưng Lầu Mí Tủa đành lỗi hẹn do bị đau ruột thừa và phải mổ ngay trước ngày thi.
28/06/2023
Gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi phẫu thuật tim bẩm sinh
BHG - Chiều 28.6, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi khám, phẫu thuật tim bẩm sinh năm 2023. Tới dự có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Sùng Đại Hùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động – TBXH…
28/06/2023
Xín Mần sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
BHG - Bên cạnh việc tổ chức ôn luyện kiến thức cho học sinh, những ngày qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thi huyện Xín Mần tăng cường công tác kiểm tra cơ sở vật chất và các điều kiện khác tại các điểm thi nhằm đảm bảo công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra đúng quy chế, an toàn và đạt kết quả cao nhất.
27/06/2023