Ấn tượng những chú "ỉn" ở phiên chợ vùng cao Hà Giang

11:42, 24/01/2019

BHG - Ở vùng cao Hà Giang, lợn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc. Vì thế, ở bất cứ phiên chợ vùng cao nào nơi đây, ta cũng đều bắt gặp những chú lợn được đưa về chợ trao đổi, mua bán rất ngộ nghĩnh và ấn tượng. Trong đó có những giống lợn đen nổi tiếng như lợn Lũng Pù (Mèo Vạc), lợn đen Yên Cường, Giáp Trung (Bắc Mê). Có một điều khá đặc biệt là ở Hà Giang, dường như chỉ có phụ nữ mới đem lợn xuống chợ bán, trong khi đàn ông thường bán những con to hơn là bò, dê, ngựa. Những du khách phương xa đến Hà Giang thường rất thích thú, ví hình ảnh bà con đưa lợn xuống chợ là “lợn cắp nách”

Sau những ngày tháng chăm chút, những chú lợn con, lợn giò chụt chịt lại được theo bước chân chị em xuống chợ... Việc các chợ vùng cao Hà Giang ngày càng có nhiều lợn là dấu hiệu phấn khởi, cho thấy đời sống đồng bào ngày càng phát triển. Nó cũng khẳng định, lợn là vật nuôi, một điểm tựa kinh tế quan trọng của đời sống người dân vùng cao Hà Giang.

Những chú lợn đen Lũng Pù nổi tiếng được bà con đưa xuống chợ huyện Mèo Vạc.
Những chú lợn đen Lũng Pù nổi tiếng được bà con đưa xuống chợ huyện Mèo Vạc.

             

Giống lợn đen nức tiếng thơm ngon thường nuôi ở xã Giáp Trung, Yên Cường (Bắc Mê) cũng góp mặt tại chợ.
Giống lợn đen nức tiếng thơm ngon thường nuôi ở xã Giáp Trung, Yên Cường (Bắc Mê) cũng góp mặt tại chợ.

 

Lợn theo chân phụ nữ xuống chợ
Lợn theo chân phụ nữ xuống chợ

                           

Lợn ở chợ vùng cao sẽ được người dân bán theo con chứ không phải cân như ta thường thấy ở các nơi khác.
Lợn ở chợ vùng cao sẽ được người dân bán theo con chứ không phải cân như ta thường thấy ở các nơi khác.

             

: Chợ vùng cao Hà Giang những ngày cuối năm luôn đầy ắp lợn.
Chợ vùng cao Hà Giang những ngày cuối năm luôn đầy ắp lợn.

           H.Toán, V.Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Những năm qua, việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân khu vực biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được triển khai hiệu quả; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật. Thôn 7 Tả Lèng, xã Túng Sán với 100% đồng bào DTTS sinh sống. Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn hạn chế...

24/01/2019
Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Thàng Tín khánh thành công trình nhà lưu trú cho học sinh

BHG - Ngày 23.1, trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì tổ chức Lễ khánh thành công trình nhà lưu trú cho học sinh. Dự buổi lễ có lãnh đạo Cơ quan UBKT – Thanh tra tỉnh; lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn của huyện Hoàng Su Phì. Công trình nhà lưu trú cho học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Thàng Tín được khởi công xây dựng từ tháng 8.2018.

24/01/2019
Các đơn vị khánh thành điểm trường và tặng quà Tết cho hộ nghèo

BHG - *Sáng 23.1, UBND xã Ngọc Long (Yên Minh) phối hợp với Quỹ Thiện tâm và nhóm NABE.Arc tổ chức Lễ khánh thành khu nội trú trường Tiểu học Ngọc Long. Tới dự có lãnh đạo huyện Yên Minh, Phòng GD&ĐT huyện, đại diện các đơn vị tài trợ cùng các em học sinh.

23/01/2019
Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

BHG - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 50 nghìn công chức, viên chức, người lao động (NLĐ); trong đó, gần 30% là công nhân làm việc trong các doanh nghiệp. Nhiều năm qua, công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được các cấp Công đoàn ưu tiên hàng đầu. Theo đồng chí Nguyễn Văn Chung, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh: BTV, Thường trực LĐLĐ tỉnh đã quán triệt tới các cấp Công đoàn chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu công tác; đặc biệt là vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ. 

23/01/2019