Hoàng Su Phì đẩy mạnh giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động

08:27, 01/09/2017

BHG- Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm (GQVL), xuất khẩu lao động (XKLĐ) và đưa lao động (LĐ) đi làm việc ngoài tỉnh đạt được những kết quả tích cực; góp phần quan trọng vào GQVL, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên luôn được huyện Hoàng Su Phì quan tâm thực hiện. Trong ảnh: Giờ thực hành nghề Lâm sinh của các em học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện.
Việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên luôn được huyện Hoàng Su Phì quan tâm thực hiện. Trong ảnh: Giờ thực hành nghề Lâm sinh của các em học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện.

Hiện nay, lực lượng LĐ trẻ trên địa bàn huyện chiếm khoảng 64% dân số. Hàng năm, số người bước vào độ tuổi LĐ là trên 1 nghìn người; đây là điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để phát triển KT-XH tại địa phương. Xác định công tác GQVL, XKLĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Thời gian qua, UBND huyện đã xây dựng các phương án đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho người lao động (NLĐ), nhất là LĐ ở nông thôn; mở các bàn tư vấn về XKLĐ, thị trường LĐ ở các cụm xã để người dân dễ dàng tiếp cận; thực hiện đầy đủ các chính sách giải quyết việc làm, hỗ trợ NLĐ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn lại Ban Chỉ đạo GQVL và XKLĐ; xây dựng quy chế hoạt động và lộ trình thực hiện kế hoạch trong năm đảm bảo hoạt động nề nếp và hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách GQVL, hỗ trợ XKLĐ của nhà nước, của tỉnh...

Theo báo cáo của huyện, từ giai đoạn 2011-2016, tổng số LĐ trên địa bàn được giải quyết việc làm là 9.318 người; trong đó, gần 90% là giải quyết tại địa phương, chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 88 người đi XKLĐ và 950 người đi làm việc ngoài tỉnh. Tuy nhiên, công tác GQVL, XKLĐ vẫn chưa thực sự tương xứng với nhu cầu thị trường và tiềm năng về nguồn LĐ dồi dào của huyện, tỷ lệ người dân tham gia XKLĐ còn ít; mô hình doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng thu hút và tạo việc làm cho LĐ còn hạn chế; GQVL làm tại chỗ chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nên mang tính chất thời vụ, thu nhập không ổn định; công tác hướng nghiệp cho LĐ chưa được quan tâm đúng mức; NLĐ chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, hạn chế về trình độ và tay nghề; tình trạng LĐ chui sang Trung Quốc làm thuê vẫn còn phức tạp...

Đồng chí Hoàng Hải Thức, Trưởng phòng LĐTB&XH của huyện cho biết: Do làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng việc làm nên 7 tháng đầu năm 2017, toàn huyện GQVL cho gần 1,1 nghìn LĐ, đạt 71,5% kế hoạch; duy trì sỹ số học sinh học văn hoá gắn với học nghề theo Đề án 844 của tỉnh là 8 lớp, với 220 học viên; xuất khẩu được 22 LĐ đi làm việc tại các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả-rập-xê-út, Đài Loan... Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước, huyện còn xây dựng phương án hỗ trợ với định mức 2 triệu đồng/LĐ đi xuất khẩu nước ngoài; hỗ trợ 1 triệu đồng/LĐ đi làm việc ngoài tỉnh. Ngoài ra, phòng còn phối hợp với Ngân hàng CSXH giải ngân nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho 29 dự án với số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

Theo dự báo, từ năm 2017 - 2020, số LĐ trên địa bàn huyện cần GQVL là khoảng 7.200 người (bình quân 1.800 người/năm). Tuy nhiên trên thực tế, trung bình mỗi năm, huyện chỉ giải quyết việc làm cho khoảng 1.400 LĐ, tức là mới giải quyết được gần 80% nhu cầu GQVL của NLĐ và chủ yếu là LĐ tại địa phương; số LĐ đi làm ngoài tỉnh và XKLĐ chiếm chưa đến 15% số LĐ được GQVL hàng năm. Do đó, huyện Hoàng Su Phì cần phải có những giải pháp đồng bộ để khai thác, phát huy hiệu quả nguồn LĐ dồi dào tại địa phương; các xã, thị trấn cần tiến hành rà soát, lập danh sách thanh niên trong độ tuổi LĐ có nhu cầu học nghề, tìm việc làm và tham XKLĐ để vận động theo địa chỉ; tập trung tuyên truyền một cách đầy đủ các chính sách đối với XKLĐ bằng nhiều hình thức; tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, những công ty có thu nhập cao, ổn định...

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân thôn Bản Tha tự làm cầu qua suối

BHG - Ngày 27.8, nhân dân thôn Bản Tha, xã Phú Linh (Vị Xuyên) đã tự nguyện đóng góp công sức làm cầu qua suối, hưởng ứng ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường 5. 9".

31/08/2017
Công ty BHNT Dai - ichi Việt Nam: Trao học bổng "Chào năm học mới tươi đẹp" cho các em học sinh nghèo huyện Đồng Văn

BHG- Nhân dịp khai trương Văn phòng Công ty Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Dai - ichi Việt Nam tại Hà Giang; chiều 30.8, tại hội trường UBND huyện Đồng Văn, Quỹ "Vì cuộc sống tươi đẹp" thuộc Công ty BHNT Dai - ichi Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng "Chào năm học mới tươi đẹp" cho các em học sinh vùng khó khăn trên địa bàn huyện. Dự  buổi lễ có lãnh đạo huyện Đồng Văn, Hội Khuyến học tỉnh, đại diện Công ty BHNT Dai - ichi Việt Nam…

31/08/2017
Chuẩn hóa công cụ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

BHG - Với nội dung cô đọng, xúc tích, cuốn Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (TDSKBM&TE) không chỉ là phương thức hướng đến mục tiêu chuẩn hóa công cụ TDSKBM&TE trên địa bàn tỉnh mà còn là cuốn sổ hữu ích cho mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) của con từ quá trình thai kỳ đến khi con tròn 6 tuổi.

31/08/2017
Các hoạt động ứng phó khẩn cấp khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

BHG - Tình huống 1: Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước.

Các hoạt động ứng phó khẩn cấp cần thực hiện:

31/08/2017