Bắc Mê xây dựng đời sống văn hóa gắn học tập và làm theo gương Bác

09:20, 26/02/2014

HGĐT- Cơ quan, công sở, làng bản, tổ dân phố, gia đình và mỗi cá nhân đều đoàn kết, nỗ lực hết mình trong lao động, học tập, rèn luyện và thi đua dành danh hiệu văn hóa... Đó là kết quả bước đầu mà phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) và việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mang lại trên địa bàn huyện Bắc Mê trong thời gian qua.



Đẩy gậy, môn thể thao truyền thống được duy trì trong các dịp lễ hội trên địa bàn huyện Bắc Mê.


Là một huyện vùng sâu, giao thông không thuận lợi, điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, nhiều hủ tục vẫn đang tồn tại trong đời sống của người dân ở những bản làng heo hút núi; bởi thế việc triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH gặp nhiều trở ngại. Nhưng xác định văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội, huyện Bắc Mê đã nỗ lực bảo tồn và xây dựng văn hóa với nhiều cách làm hay, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết TƯ 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Thực hiện các nội dung của phong trào, nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được quan tâm, chú trọng. Công tác tuyên truyền, cổ động mang lại hiệu quả rõ nét, các buổi chiếu phim lưu động thu hút hàng nghìn lượt người xem, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao phát triển rộng khắp, toàn huyện hiện có trên 20 câu lạc bộ thể thao với trên 7 nghìn người tham gia. Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH của huyện chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành triển khai sâu rộng các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa đến các cơ quan, trường học, cụm dân cư, tổ dân phố, thôn bản; đã có hàng nghìn hộ gia đình cùng đăng ký thực hiện gia đình văn hóa. Đến nay, toàn huyện đã có gần 80 khu dân cư đạt tiên tiến, gần 9 nghìn hộ dân được công nhận gia đình văn hóa, hàng chục cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa; xây dựng và ra mắt các làng văn hóa ngày càng nhiều; các làng nghề truyền thống về dệt vải, đan lát, rèn đúc, chế tác nhạc cụ dân tộc... được khôi phục; trong năm 2013, có 438 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo; những điển hình tiên tiến về xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, hiếu học, phát triển kinh tế được tuyên truyền, nhân rộng. Thực hiện nếp sống văn hóa mới, các hủ tục được bài trừ; việc cưới hỏi, ma chay, lễ hội diễn ra đơn giản, văn minh, tránh lãng phí; quy ước, hương ước làng văn hóa gắn với bảo tồn và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc học tập và làm theo gương Bác còn là giáo dục lối sống trong gia đình, nhà trường và xã hội; mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình nếp sống văn hóa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ và tác phong chuyên nghiệp; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.


Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Phòng VH&TT huyện Bắc Mê cho biết: Năm 2014, huyện tiếp tục nêu gương, động viên kịp thời những điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực; đẩy mạnh phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn mới. Đặc biệt, phấn đấu hoàn thành kế hoạch các xã đạt tiêu chí Nông thôn mới về văn hóa.

Nghị quyết TƯ 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn huyện đang mang đến luồng gió mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và xây dựng hình tượng về con người mới yêu nước, có lý tưởng xã hội; có tri thức, thể lực và thẩm mỹ.


AN GIANG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề truyền thống của người La Chí ở thôn Già Nàng
HGĐT - Sau Tết, gió mùa Đông bắc lại về, cái rét “cắt da cắt thịt” khiến mọi thứ như muốn “đông cứng”; từng cơn gió lạnh căm, thổi qua những tán lộc non nghe xào xạc... Dưới những cánh đồng của thôn Già Nàng, xã Nà Khương (Quang Bình) lại tấp nập bóng người: kẻ cầy, người cấy như trẩy hội... xa xa, sau những ruộng lúa có cô gái La Chí mặc váy, quấn khăn đang miệt mài kéo sợi...
20/02/2014
Đánh yến nơi Cổng trời Quản Bạ
HGĐT- Thôn Séo Lủng, xã Thái An, huyện Quản Bạ, ngay trước Tết đã được treo băng rôn thông báo về Hội Xuân 2014. Từ mùng 3 Tết, trên khắp các nẻo đường của Cao nguyên đá rực rỡ hơn cả sắc màu hoa đào, hoa mận đó là váy áo của các thiếu nữ, còn những chàng trai dân tộc Mông khỏe khoắn trong sắc áo chàm, cổ quàng chiếc khăn “kéo vợ” đầy bí ẩn. Họ háo hức kéo về dự hội, một
19/02/2014
“Xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện văn hóa Agribank”
HGĐT- Đó là tên một phong trào do Công đoàn Agribank phát động trong năm qua nhằm khuyến khích, động viên các đoàn viên, người lao động thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, thiết thực thực hiện văn hóa công sở và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
19/02/2014
Về miền đá xem Hội đầu Xuân
HGĐT- Tháng Giêng luôn là tháng mà lòng người muốn tìm về chốn thanh tịnh, yên ả như đi chùa, đền và tìm niềm vui trong các lễ hội đầu Xuân, cầu mong một năm mới có khởi đầu suôn sẻ, may mắn và thành công. Khi những tia nắng rộn rã trong những ngày đầu Xuân Giáp Ngọ được thay mới bởi những cơn gió mùa Đông bắc tràn về cũng là lúc huyện Yên Minh khai hội đầu Xuân với Lễ hội
18/02/2014