Bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống ở Quản Bạ

08:45, 14/01/2023

BHG - Quản Bạ là huyện cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, tạo nên một bức tranh đa bản sắc về văn hóa truyền thống. Các nét văn hóa được phản ánh chân thực thông qua chính đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong đó, có nhiều nghề truyền thống của đồng bào bản địa hiện vẫn còn được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Nghề làm hương truyền thống dân tộc Dao thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn.
Nghề làm hương truyền thống dân tộc Dao thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn.

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa của đất nước, song dưới nếp nhà trình tường truyền thống của dân tộc Dao ở thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn, nghề làm hương truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy. Điểm đặc biệt đó là 100% nguyên liệu tự nhiên, với mùi thơm của lá quế rừng được tán bột nhỏ. Chị Đặng Thị Phương chia sẻ: Hiện tại đã hình thành những tổ nhóm liên kết hộ gia đình, gồm 7 - 8 hộ làm hương truyền thống. Giá bán dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/bó 100 que. Đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn tạo nguồn thu nhập cho người dân chúng tôi.

Nghề đan quẩy tấu tại thôn Lùng Hẩu, xã Thái An cũng là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Mông. Là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, quẩy tấu tùy vào kích thước to, nhỏ có giá bán từ 80 - 120.000 đồng/chiếc. Hiện tại toàn thôn Lùng Hẩu có 30 ha rừng trúc làm nguyên liệu cho nghề truyền thống, qua đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Anh Ly Mí Tủa, thôn Lùng Hẩu tâm sự: Nghề đan quẩy tấu cần sự tỉ mẩn, đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo, kỹ thuật chẻ nan phải biết lách dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì lúc đan mới dễ, mới đẹp. Quẩy tấu của người dân ở Lùng Hẩu có nét tinh tế riêng khi người thợ đan biết cách phối hợp các loại vật liệu để sản phẩm được tạo ra không chỉ đa dạng mà còn lưu giữ được nhiều nét tự nhiên vốn có.

Trong bối cảnh đất nước, địa phương đang từng bước phát triển và hội nhập như hiện nay, việc bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống thực sự cần được quan tâm và có hướng đi đúng đắn. Các sản phẩm như khèn Mông, vải lanh thổ cẩm đã vươn tầm ra thị trường quốc tế. Thời gian tới, để công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống tương xứng với tiềm năng lợi thế, huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức tới đồng bào về bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống nhằm thu hút khách tham quan, du lịch, thúc đẩy thương mại, kinh tế phát triển.

Bài, ảnh: Hoàng Chính (Quản Bạ)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Sức bật” ấn tượng của du lịch Hà Giang
BHG - Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về khí hậu diễn biến phức tạp, nguồn kinh phí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn khó khăn. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, thị trường khách du lịch có sự biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ. Nhưng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chung tay góp sức của các ngành, cấp, tổ chức trong và ngoài tỉnh. 
31/12/2022
Lan tỏa văn hóa truyền thống trong trường học
BHG - Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về giáo dục kỹ năng sống (KNS) và đưa văn hóa truyền thống (VHTT) các dân tộc vào trường học. Từ những thành tựu đạt được, giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Đồng Văn tiếp tục chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện cụ thể các nội dung của nghị quyết, từng bước đưa giáo dục KNS và VHTT trở thành một bộ môn học chính trong các nhà trường.
31/12/2022
Chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh ở Hoàng Su Phì
BHG - Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền từ huyện đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân, việc xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh, bài trừ hủ tục đã và đang trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì; tạo chuyển biến tích cực trong đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo thôn, bản vùng sâu, vùng xa.
30/12/2022
TP Hà Giang sẽ bắn pháo hoa đón Tết Nguyên đán năm 2023
BHG - Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TP Hà Giang tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp vào đêm giao thừa. UBND tỉnh Hà Giang vừa có văn bản về công tác tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp sẽ được tổ chức tại sân Trạm phát sóng truyền hình Núi Cấm, thời gian từ 0 giờ 00 phút – 0 giờ 15 phút ngày 22.1.2023  (tức ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023).
28/12/2022