Hướng tới kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022)

Vinh quang và trách nhiệm

11:27, 14/06/2022

BHG - Ngày 21.6.1925, tờ báo Thanh Niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xuất bản số đầu tiên với sứ mệnh lịch sử: Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhân dân ta, góp phần tích cực chuẩn bị về mặt lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; cũng là thời điểm “khai sinh” nền báo chí cách mạng Việt Nam (BCCMVN).

Phóng viên Đài PT - TH tỉnh tác nghiệp tại huyện Đồng Văn.
Phóng viên Đài PT - TH tỉnh tác nghiệp tại huyện Đồng Văn.

Lịch sử tự hào

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, BCCMVN phát triển mạnh mẽ qua từng thời kỳ với nhiều loại hình, ở nhiều cấp, thuộc nhiều cơ quan chủ quản, xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số và ngoại ngữ, hướng đến nhiều đối tượng và sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Tính đến ngày 30.11.2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình. Hội Nhà báo có gần 27 nghìn hội viên, trong đó trên 17 nghìn người được cấp Thẻ Nhà báo. Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, BCCMVN phát huy vai trò, nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân ta. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động báo chí đứng trước thời cơ và thách thức lớn. Với nền kinh tế phát triển, dân trí ngày càng cao, nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân phong phú, đa dạng, cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt, đòi hỏi báo chí phải linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn, chính xác hơn để bắt kịp xu thế thời đại.

Cùng với dòng chảy của BCCMVN và lịch sử phát triển của tỉnh, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đã ra đời và không ngừng lớn mạnh, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, định hướng, linh hoạt, sáng tạo, xứng đáng là lực lượng tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Tiền thân là tờ Tin Hà Giang, ngày 13.4.1964, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về việc nâng tờ Tin Hà Giang lên thành tờ Báo Hà Giang, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Hà Giang không ngừng lớn mạnh. Từ chỗ tòa soạn chỉ có 8 cán bộ, báo phát hành 1 kỳ/tuần, lượng phát hành 700 tờ/kỳ; đến nay, báo phát hành 5 kỳ/tuần với số lượng gần 9.000 bản/kỳ, báo in màu trang 1 và 4, phát hành đến tất cả các chi, Đảng bộ cơ sở, các cơ quan, đơn vị, trường học, các xã, phường, tổ dân phố, thôn, bản trong toàn tỉnh. Đặc biệt, Báo Hà Giang điện tử phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò của kênh thông tin đa phương tiện với hàng trăm tin, bài, ảnh, video clips được cập nhật 24/24h, giao diện đẹp, hấp dô, nộội dung phong phú, thu hút gần 15.000 lượt độc giả truy cập mỗi ngày.

 Các ấn phẩm của Báo Hà Giang trở thành “người bạn” tinh thần quan trọng của độc giả. 					Ảnh: BIỆN LUÂN
Các ấn phẩm của Báo Hà Giang trở thành “người bạn” tinh thần quan trọng của độc giả. 

Đài Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) tỉnh trải qua chiều dài phát triển cùng lịch sử địa phương với những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, nhưng đến nay đã hội nhập mạnh mẽ thời kỳ công nghệ số. Năm 2010, kênh truyền hình Hà Giang được kết nối vào hệ thống MyTV để phục vụ các thuê bao, đồng thời truyền dẫn tín hiệu phát sóng tại Đài TT-TH các huyện, chấm dứt thời kỳ chuyển dữ liệu qua băng ghi hình. Đầu năm 2014, kênh truyền hình Hà Giang được đưa lên vệ tinh VINASAT. Đài không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức thể hiện tạo cho chương trình ngày càng phong phú, hấp dẫn, liên tục mở thêm các mục, chuyên mục, chuyên trang phục vụ nhiều đối tượng khán giả. Hiện nay, Đài PT - TH tỉnh sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh bằng tiếng phổ thông và 3 tiếng dân tộc Tày, Mông, Dao; sản xuất và khai thác, phát sóng truyền hình 18 giờ/ngày; mỗi năm sản xuất trên 900 chương trình phát thanh; trên 1000 chương trình, bản tin truyền hình thời sự; 360 chương trình văn hóa văn nghệ; duy trì tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98% và truyền hình đạt 100%; chú trọng đưa chương trình Hà Giang lên mạng xã hội thu hút hàng vạn người truy cập và tương tác.

“Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”

Những người làm báo Việt Nam hôm nay rất tự hào về truyền thống vẻ vang và những bước trưởng thành của BCCMVN trong suốt 97 năm qua, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đất nước phồn vinh. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 150 hội viên Hội Nhà báo. Là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đội ngũ người làm báo Hà Giang có bản lĩnh chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, nêu cao tinh thần, trách nhiệm xã hội, đổi mới hình thức tác nghiệp, tiên phong chuyển đổi số, thích ứng linh hoạt trong điều kiện thực tiễn. Nhà báo Nguyễn Duy Tuấn, Báo Hà Giang chia sẻ: “Mỗi nhà báo cần nắm vững và hoạt động tác nghiệp theo Luật Báo chí, kiên định lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo và đạo đức người làm báo, thông tin khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, định hướng dư luận”.

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Lê Trọng Lập nhấn mạnh: “Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa, mỗi nhà báo đều phải mang trong mình các tiêu chí văn hóa báo chí, trong đó nổi bật là: Nhà báo phải có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, thực hiện tốt 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; tận tụy, trách nhiệm với công việc, chuyên nghiệp, trung thực, công tâm, không sách nhiễu, không sa ngã trước cám dỗ, giữ gìn phẩm giá, tư cách người làm báo; tôn trọng quyền con người, quyền riêng tư, không gây tổn thương tinh thần, nhân phẩm, danh dự cá nhân, tổ chức; thể hiện quan điểm đúng đắn, tích cực, nêu cao tính nhân văn trong tác phẩm; chân thành, nhân ái, chia sẻ và sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp; chuẩn mực thân thiện với công chúng báo chí; tích cực rèn luyện bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, trau dồi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu báo chí hiện đại”.

Với “Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc của các nhà báo đã kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phản ánh chân thực cuộc sống nhân dân; phòng chống tham nhũng, phát hiện nhiều nhân tố điển hình để nhân rộng, kết nối những tâm lòng hảo tâm, nhân ái, tạo lan toả mạnh mẽ các phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của công chúng trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh:  BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hồ Thầu, mảnh đất giàu tiềm năng du lịch
BHG - Nằm dưới chân núi Chiêu Lầu Thi hùng vỹ, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây phong cảnh tuyệt đẹp với núi non trùng điệp, biển mây bồng bềnh, những cánh rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú, cùng với con người và nền văn hóa đậm đà bản sắc... Tất cả hòa quyện tạo nên nét quyến rũ đặc trưng cho mảnh đất Hồ Thầu.
30/05/2022
Huyện Yên Minh tổ chức Hội thi tuyên truyền quảng bá Cao nguyên đá Đồng Văn và truyền thông an toàn trên không gian mạng
BHG - Ngày 28.5, Phòng GD&ĐT huyện Yên Minh phối hợp với Trạm thông tin du khách, Phòng Văn hóa thông tin và Trung tâm VHTT&DL huyện Yên Minh tổ chức Hội thi tuyên truyền quảng bá về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và truyền thông an toàn trên không gian mạng (năm học 2021 - 2022).
29/05/2022
Khẳng định tư cách thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu
BHG - Trải qua 2 kỳ đánh giá, Công viên Địa chất (CVĐC) toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được UNESCO công nhận tư cách thành viên giai đoạn 2015 – 2018 và 2019 – 2022. Để khẳng định và giữ vững tư cách thành viên, tỉnh ta đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp; qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị CVĐC, di sản văn hóa, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, làm cơ sở cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững.
29/05/2022
Thành phố Hà Giang đẩy lùi hủ tục, xây dựng môi trường sống hấp dẫn
BHG - Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh, thành phố Hà Giang có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng biệt, tạo cho thành phố một nền văn hóa độc đáo, phong phú. Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển KT- XH, diện mạo thành phố có nhiều đổi mới, trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến lao động sản xuất, gây mất an ninh trật tự.
29/05/2022