Chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hà Giang khóa X, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Dấu ấn một nhiệm kỳ

13:01, 10/08/2023

BHG - Nhiệm kỳ 2018 – 2023, dưới sự quan tâm, lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam, sự phối hợp của các cấp, ngành, HND các cấp đã bám sát chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN, xây dựng Nông thôn mới (NTM); tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh.

Đồng chí Trần Xuân Thủy Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
Đồng chí Trần Xuân Thủy Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Với những nỗ lực của các cấp, ngành và đông đảo hội viên, nông dân, “Tam nông” của tỉnh có nhiều khởi sắc: Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung, hàng hóa, đặc trưng, đặc hữu, hình thành 10 chuỗi giá trị gồm: Cam, chè, gỗ, Thảo quả, trâu, bò, lợn thịt, ong, cá, lạc, lúa chất lượng cao; 8 sản phẩm chủ lực được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm: Mật ong Bạc hà Mèo Vạc, Hồng không hạt Quản Bạ, gạo tẻ Già Dui Xín Mần, cam Sành Hà Giang, chè Shan tuyết Hà Giang; thịt bò Hà Giang, Thảo quả Vị Xuyên, cá Bỗng Hà Giang. Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp bình quân đạt trên 4%/năm. Năm 2022, tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn, tăng 3 vạn tấn so với năm 2017; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 59 triệu đồng/1 ha, tăng hơn 16 triệu đồng so với năm 2017; giá trị thu hoạch cam đạt hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng giá trị ngành trồng trọt; giá trị sản xuất ngành chè đạt gần 600 tỷ đồng. Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc được nhân dân tích cực hưởng ứng, tỷ trọng chăn nuôi đạt 32% trong cơ cấu giá trị ngành Nông nghiệp, tăng 4% so với năm 2017. Toàn tỉnh có 193 sản phẩm OCOP. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2022 đạt 34,24 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chiếm 42,93%, ở thành thị 8,67%. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng kiên cố, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 78% hộ nông dân được sử dụng điện lưới; 64,5% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98%, truyền hình đạt 100%. Có 48/175 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; các khu, điểm du lịch ở nông thôn được đầu tư, nhiều hội viên, nông dân phát triển du lịch cộng đồng mang lại thu nhập ổn định. Những thành tựu đạt được trong “Tam nông” góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm. Các phong trào thi đua, cuộc vận động của HND các cấp phát triển sâu rộng, chất lượng, có sức lan tỏa mạnh, đặc biệt là phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Trong 5 năm, toàn tỉnh có 259.588 lượt nông dân đăng ký thi đua. Qua bình xét, trung bình mỗi năm có hơn 11 nghìn hộ đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.

Nông dân thị trấn Yên Bình (Quang Bình) trồng và phát triển cây Thanh long ruột đỏ.                                                                    Ảnh: MỘC LAN
Nông dân thị trấn Yên Bình (Quang Bình) trồng và phát triển cây Thanh long ruột đỏ. Ảnh: MỘC LAN

Cùng với đó, công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội được chú trọng. Toàn tỉnh có 11 Huyện, Thành hội, 193 cơ sở Hội và 2.056 chi hội với 116.603 hội viên; trong 5 năm qua đã phát triển được 8.904 hội viên mới. HND các cấp xây dựng được 97 chi HND nghề nghiệp, 402 tổ HND nghề nghiệp với 4.544 thành viên. Quỹ Hỗ trợ nông dân được sử dụng hiệu quả, thiết thực, hỗ trợ nhiều hội viên khởi nghiệp thành công, trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh hiện nay đạt 36.527 triệu đồng, tăng 10.455 triệu so với nhiệm kỳ trước. Công tác dạy nghề cho nông dân được chú trọng gắn với mục tiêu giải quyết việc làm tại chỗ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Hàng năm HND các cấp trực tiếp, phối hợp đào tạo nghề cho trên 34 nghìn nông dân. Công tác quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản cho nông dân được triển khai mạnh mẽ với hàng nghìn tấn nông sản được tiêu thụ.

Đặc biệt, HND các cấp đã chung tay, hỗ trợ nhiều hộ nghèo, cận nghèo cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ; tham gia, hỗ trợ trên 448.500 ngày công giúp xây dựng 705 nhà ở cho người có công, cựu binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; phối hợp hỗ trợ làm 5.953 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, 686 công trình phúc lợi. Thực hiện Nghị quyết 27 và Chỉ thị số 09 của Tỉnh ủy về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, các cấp Hội quyết liệt vào cuộc, rà soát, xác định, nhận diện rõ các hủ tục, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực thực hiện...

Mô hình chăn nuôi của hội viên Hoàng Chiến Binh, thị trấn Yên Bình (Quang Bình) mang lại thu nhập cao.

Với nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động, HND đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nghị quyết đại hội đề ra. Để tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, từng bước thực hiện khát vọng xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân giàu có, văn minh và mục tiêu đến năm 2028 có trên 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng chi HND được trang bị kiến thức về nông nghiệp, kỹ năng nông vận, nghiệp vụ công tác Hội. Hằng năm kết nạp từ 2.000 hội viên trở lên; 100% HND cấp huyện thành lập ít nhất 3 chi HND nghề nghiệp và 100% HND cấp xã thành lập mới ít nhất 2 tổ HND nghề nghiệp, 2 tổ hợp tác; trên 97% cơ sở Hội hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ; trên 80% chi hội, tổ hội đạt danh hiệu “4 tốt”; 100% chi Hội xây dựng được quỹ hội; hằng năm có từ 60% hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 30% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu “Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp; 100% cán bộ chi hội, cán bộ Hội cơ sở tham gia cải tạo vườn tạp; 100% cán bộ Hội và trên 80% nông dân cam kết gương mẫu xóa bỏ hủ tục, phong tục lạc hậu; mỗi năm đào tạo nghề ngắn hạn cho từ 2.000 hội viên, nông dân trở lên; 100% chi, tổ hội thực hiện chuyển đổi số và trên 30.000 hội viên, nông dân thực hiện quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ hàng hóa qua sàn thương mại điện tử...

HND các cấp cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng HND vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần xây dựng NTM; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; đẩy mạnh hợp tác, liên kết, hỗ trợ nông dân; thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của T.Ư hội và tỉnh; phát triển đa dạng dịch vụ và xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi số trong hợp tác, liên kết, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng giám sát phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; vận động hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028 dự báo có nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Với tinh thần: “Đoàn kết - Dân chủ - Khát vọng - Đổi mới - Phát triển bền vững”, toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn, ra sức thi đua, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đề ra, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh xuất sắc, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội tiêu biểu, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM, chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

TRẦN XUÂN THỦY

( Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND tỉnh, HĐND thành phố Hà Giang tiếp xúc cử tri
BHG - Sáng 10.8, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, HĐND thành phố Hà Giang gồm có: Đồng chí Hầu Minh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Giang; các ông, bà tổ đại biểu HĐND 2 cấp có buổi tiếp xúc cử tri phường Trần Phú, thành phố Hà Giang.
10/08/2023
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Mạnh Lợi làm việc với huyện Mèo Vạc
BHG - Ngày 9.8, đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn công tác theo Quyết định số 998 của BTV Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với BTV Huyện ủy và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của huyện Mèo Vạc.
10/08/2023
Họp thống nhất cao trình Đập dâng nước và đường vành đai phía Nam thành phố Hà Giang
BHG - Sáng 9.8, đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp với một số ngành và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh về việc thống nhất cao trình dự án Đập dâng nước và đường vành đai phía Nam thành phố Hà Giang.
09/08/2023
Các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Bắc Mê và Mèo Vạc
* Ngày 9.8, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đồng chí: Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Tổ trưởng Tổ đại biểu; Bùi Văn Tuân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Mê, Tổ phó Tổ đại biểu; Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thào Thị Liên, Phó Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại xã Phiêng Luông, huyện Bắc Mê để thông báo đến cử tri kết quả Kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh và lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị. Tham gia buổi tiếp xúc có Thường trực HĐND, UBND huyện, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Phiêng Luông.
09/08/2023