Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022

14:00, 18/10/2022

BHG - Sáng 18.10, tại Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá các sản phẩm năm 2022. Đồng chí Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thống nhất quan điểm, thời gian đánh giá
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thống nhất quan điểm, thời gian đánh giá

Năm 2022, Chương trình OCOP tiếp tục được các địa phương quan tâm. Một số huyện chủ động lồng ghép ngân sách thuê tư vấn hỗ trợ chủ thể xây dựng hồ sơ sản phẩm tham gia chương trình. Theo đề nghị của các huyện, thành phố, có 154 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2022. Trong đó, 53 hồ sơ sản phẩm của 35 chủ thể đủ điều kiện trình hội đồng đánh giá, phân hạng; 101 hồ sơ không đủ điều kiện. Trong số các hồ sơ đủ điều kiện, có 43/53 sản phẩm tham gia mới, 10/53 sản phẩm đánh giá lại. Các sản phẩm đánh giá lần này thuộc 3 ngành: Thực phẩm (47 sản phẩm), may mặc (1 sản phẩm), dịch vụ và bán hàng (2 sản phẩm).

Các sản phẩm đủ điều kiện đánh giá, phân hạng OCOP năm 2022
Các sản phẩm đủ điều kiện đánh giá, phân hạng OCOP năm 2022

Tại hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thống nhất các sản phẩm OCOP phải thể hiện được sự đặc trưng, phát huy được lợi thế của các địa phương và của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời yêu cầu các sản phẩm được đánh giá, phân hạng phải đảm bảo duy trì chất lượng và số lượng hàng hóa khi thị trường có nhu cầu; quan tâm kiểm tra các sản phẩm đã đánh giá, công nhận, nếu không duy trì các tiêu chí kiên quyết thu hồi chứng nhận; các thành viên hội đồng đánh giá, phân hạng làm việc công tâm, khách quan, trách nhiệm, phát huy nghiệp vụ chuyên môn đảm bảo việc đánh giá chính xác, chặt chẽ, đúng tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm…

Hội đồng đánh giá trực quan các sản phẩm
Hội đồng đánh giá trực quan các sản phẩm

Tin, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê chú trọng mở rộng diện tích cây dược liệu
BHG - Những năm gần đây, cùng với việc quan tâm phát triển cây trồng chủ lực, huyện Bắc Mê chú trọng đưa vào trồng một số loại cây dược liệu quý cung cấp nguồn nguyên liệu cho thị trường. Đây thực sự là hướng đi có triển vọng để người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
17/10/2022
Phát triển bền vững cam Sành Hà Giang - Kỳ cuối: Tạo sức bật cho cây cam Sành
BHG - Chủ trương chung của cấp ủy, chính quyền tỉnh là duy trì ổn định diện tích cam Sành toàn tỉnh chỉ 5.000 ha. Nhưng nhiều năm nay, diện tích cam Sành đã cao gấp 1,4 lần so với định hướng và bộc lộ không ít nhược điểm trong quá trình sản xuất. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc ban hành quyết sách, hành động mạnh mẽ để tạo đà cho cam Sành bứt phá, phát triển bền vững.
16/10/2022
Bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp từ cây vụ Đông
BHG - Với phương châm “Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất từ cây vụ Đông”, tỉnh ta đang tập trung các giải pháp đảm bảo tăng trưởng ngành Nông nghiệp, quyết tâm tạo đột phá từ cây vụ Đông.
16/10/2022
Nâng cao ý thức người dân trong quản lý, bảo vệ rừng

BHG - Thời gian qua, cùng nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng (BVR), Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân không vi phạm các quy định về BVR. Nhờ đó, công tác quản lý, BVR của đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng nâng lên rõ rệt.


16/10/2022