Đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng

16:32, 23/03/2022

BHG - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu, rộng đến tính hình sản xuất, kinh doanh của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để đáp ứng nguồn vốn vay ưu đãi tái phục vụ sản xuất, kinh doanh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Quản Bạ triển khai đồng bộ các giải pháp vừa phòng, chống dịch bệnh vừa đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay ưu đãi đến đúng các đối tượng thụ hưởng, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Nguồn vốn vay ưu đãi giúp gia đình chị Lộc Thị Xuyến (bên phải) phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Nguồn vốn vay ưu đãi giúp gia đình chị Lộc Thị Xuyến (bên phải) phát triển kinh tế vườn, nâng cao thu nhập.

Nhằm đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện tổ chức triển khai, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của T.Ư, tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH; xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát, phân công thành viên ban đại diện cấp huyện phụ trách theo dõi địa bàn các xã, thị trấn đúng theo quy định; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình tín dụng chính sách của nhà nước đến với người dân biết để tham gia vay vốn phát triển kinh tế; làm tốt công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách từ khâu bình xét công khai, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đảm bảo thời gian, địa điểm giao dịch đúng đủ thành phần tham gia; công khai biển, bảng dư nợ, chế độ chính sách, kịp thời xử lý những hạn chế tồn tại; thực hiện thẩm định, bình xét, hướng dẫn hộ vay thiết lập hồ sơ giải ngân cho vay đúng đối tượng;

Trong năm 2021, NHCSXH huyện Quản Bạ có tổng nguồn vốn thực hiện trên 274.575 triệu đồng, tăng 23.549 triệu đồng so với đầu năm, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư trên 247.890 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương được T.Ư cấp bù lãi suất đạt trên 23.220 triệu đồng, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện đạt trên 3.460 triệu đồng; dư nợ tăng trưởng các chương trình tín dụng chính sách đạt 23.335 triệu đồng; giải ngân hoàn thành chỉ tiêu cho vay chương trình cải tạo vườn tạp theo Nghị quyết số 58/NQ-HĐND tỉnh đạt 1.880 triệu đồng/64 hộ vay, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao; huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức tăng 3.640 triệu đồng; doanh số cho vay đạt 101.237 triệu đồng/2.342 lượt hộ vay vốn…

Nhằm giảm bớt một phần khó khăn cho khách hàng vay vốn, NHCSXH huyện thực hiện hạch toán giảm 10% lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 tháng cuối năm với tổng số tiền giảm lãi trên 500 triệu đồng.

Chị Lộc Thị Xuyến, thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến tâm sự: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, được sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ xã, huyện, năm 2018 tôi được vay 50 triệu đồng từ NHCXH huyện để phát triển mô hình nuôi trâu hàng hóa, năm 2021 gia đình tôi tiếp tục được vay 30 triệu đồng thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp. Việc được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi giúp gia đình tôi thực hiện ước mơ phát triển mô hình kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Giám đốc NHCSXH huyện Quản Bạ, Nông Văn Dũng cho biết: Với mục tiêu năm 2022 tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng đạt từ 7 - 10%; tỷ lệ nợ quá hạn duy trì mức khoảng 0,06%/tổng dư nợ; thu lãi đạt 100% kế hoạch; huy động nguồn vốn thông qua hoạt động tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức khu dân cư đạt 100% kế hoạch giao; chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn đạt trên 95%... NHCSXH huyện tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả các quyết định, chỉ thị của T.Ư, tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách; củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động chưa hiệu quả; thực hiện tốt việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chưa vay vốn để tuyên truyền, bình xét cho vay từ nguồn vốn mới; thực hiện thẩm định, bình xét, hướng dẫn hộ vay thiết lập hồ sơ giải ngân cho vay đúng đối tượng; thường xuyên đánh giá kết quả hoạt động, phân tích nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp thực hiện việc quản lý, cho vay các chương trình nguồn vốn tín dụng CSXH...

Bài, ảnh: HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh được phân bổ 280 tỷ đồng
BHG - Vừa qua, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ban hành Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2022 đối với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang, theo đó 280 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách của 6 chương trình tín dụng gồm: Cho vay hộ nghèo 120 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo 50 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo 30 tỷ đồng; cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 30 tỷ đồng; cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn 30 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ nguồn vốn NHCSXH huy động 20 tỷ đồng.
23/03/2022
Độc đáo mô hình “Cây chè Shan tuyết nhà tôi”
BHG - Được triển khai từ cuối năm 2020, mô hình “Cây chè Shan tuyết nhà tôi” tại huyện Hoàng Su Phì mở ra một hướng đi mới cho cây trồng thế mạnh của địa phương, góp phần đa dạng hóa phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giúp người dân nâng cao thu nhập.
23/03/2022
“Bức tranh” kinh tế khởi sắc
BHG - Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 và tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân; dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, tình hình KT – XH của tỉnh trong 2 tháng đầu năm vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu khởi sắc ngay từ đầu năm, tạo đà cho nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.
22/03/2022
Khi nông sản lên “sàn”
BHG - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở thành giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nông nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
22/03/2022