Tạo động lực cho kinh tế gia trại, trang trại ở Bắc Quang

09:18, 31/05/2019

BHG - Hiện, trên địa bàn huyện Bắc Quang xuất hiện nhiều gia trại, trang trại cho thu nhập từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện đã có những quyết sách quan trọng nhằm tạo bước chuyển đột phá, thúc đẩy kinh tế gia trại, trang trại phát triển.

Phát triển gia trại cam Sành giúp gia đình anh Phùng Văn Mạnh, xã Vĩnh Hảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Phát triển gia trại cam Sành giúp gia đình anh Phùng Văn Mạnh, xã Vĩnh Hảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, kinh tế gia trại, trang trại trên địa bàn huyện Bắc Quang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện có 46 trang trại lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi lợn, gia cầm. Trong đó, 3 trang trại nuôi lợn quy mô từ 200 – 300 con và 1 trang trại nuôi gia cầm với tổng đàn lên đến 3.500 con; tạo doanh thu từ 1 – 1,2 tỷ đồng/trang trại/năm; 7 trang trại lâm nghiệp quy mô từ 30 – 50 ha/trang trại, cho doanh thu bình quân 500 triệu đồng/trang trại/năm. Đặc biệt, với diện tích bình quân 9,4 ha/trang trại, 35 trang trại trồng trọt đạt doanh thu bình quân gần 1,2 tỷ đồng/trang trại/năm; cá biệt, có trang trại cho doanh thu lên đến 3 tỷ đồng/năm. Điển hình như trang trại trồng trọt, kết hợp chăn nuôi của anh Trần Trung Thuyết, thôn Vĩnh Thành (xã Vĩnh Phúc);  Lã Hồng Bắc, thôn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Hảo)... Cùng với sự phát triển của các trang trại, huyện đã hình thành 466 gia trại; trong đó, có 213 gia trại chăn nuôi và 253 gia trại trồng trọt cho doanh thu từ 100 đến trên 200 triệu đồng/năm/gia trại.

Chăn nuôi gia súc giúp nhiều gia đình ở xã Tân Lập nâng cao thu nhập.
Chăn nuôi gia súc giúp nhiều gia đình ở xã Tân Lập nâng cao thu nhập.

Mặc dù kinh tế gia trại, trang trại đã tạo chuyển biến tích cực về giá trị sản lượng hàng hoá và dần đưa sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường tiêu thụ; góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo cơ hội làm giàu cho nông dân. Song, việc phát triển kinh tế gia trại, trang trại cũng được cơ quan chuyên môn của huyện chỉ ra không ít hạn chế. Đó là, việc cấp Giấy chứng nhận cho các trang trại đủ điều kiện theo quy định để quản lý chưa được chú trọng. Mặt khác, các gia trại, trang trại chuyên sản xuất hàng hóa nhưng việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế, chủ yếu là tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có. Bên cạnh đó, gia trại, trang trại phát triển còn mang tính tự phát, thiếu ổn định, thiếu liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, một số trang trại chăn nuôi chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải; gây ô nhiễm môi trường...

Từ thực tiễn trên, nhằm khắc phục hạn chế, tạo đà cho kinh tế gia trại, trang trại tiếp tục phát triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang Nguyễn Hồng Tuyên, cho biết: Năm 2019, UBND huyện đã ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng gia trại, trang trại. Trong đó, ngoài việc cấp Giấy chứng nhận kinh tế gia trại, trang trại cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định; huyện còn khuyến khích chủ gia trại, trang trại phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu: Gia trại, trang trại có liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; có nơi xử lý rác thải, sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái đối với chăn nuôi. Đồng thời, quá trình sản xuất, các cơ sở thực hiện ít nhất một khâu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến (về giống, công nghệ tưới, hạ tầng sản xuất, bảo quản hoặc chế biến…); giải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động đối với gia trại và 5 lao động trở lên đối với trang trại. Mặt khác, 100% chủ trang trại và 50% lao động thường xuyên được tập huấn, học nghề phù hợp với công việc…

Đặc biệt, nhằm khuyến khích kinh tế gia trại, trang trại phát triển; cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang còn có nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm và vốn cho sản xuất. Bên cạnh việc áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiện hành; các gia trại, trang trại đăng ký và cam kết xây dựng trang trại, gia trại theo tiêu chí nâng cao còn được hưởng thêm chính sách hỗ trợ của huyện. Trong đó, các cơ sở có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất được hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng/trang trại và 200 triệu đồng/gia trại, thời gian vay tối đa 3 năm. Không những vậy, ngân sách huyện còn hỗ trợ một lần với định mức 20 triệu đồng/trang trại và 10 triệu đồng/gia trại được cấp Giấy chứng nhận kinh tế gia trại, trang trại lần đầu. Đồng thời, hỗ trợ 100% kinh phí quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm; kinh phí cấp Giấy chứng nhận kinh tế gia trại, trang trại và chi phí tập huấn cho chủ trang trại, lao động làm việc ở trang trại...

Song song với những chính sách trên, cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang đã, đang tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho các gia trại, trang trại. Đồng thời, khuyến khích thành lập các HTX, tổ hợp tác theo từng loại hình gia trại, trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; tạo sức cạnh tranh và sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường...

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Giang nỗ lực ngăn chặn "tín dụng đen"

BHG - Thời gian gần đây, hoạt động "tín dụng đen" đã len lỏi đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh và đời sống người dân. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như vai trò và giải pháp của Ngân hàng Nhà nước trong việc ngăn chặn, đẩy lùi "tín dụng đen", phóng viên Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Giang.

 

30/05/2019
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Phương Đông thực hiện tốt nghĩa vụ thuế

BHG - Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Phương Đông được thành lập năm 2009, tại thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh. Năm 2018, doanh nghiệp chuyển trụ sở chính về thành phố Hà Giang với quy mô 11 tầng khang trang, hiện đại; ngành nghề sản xuất, kinh doanh (SXKD), xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thương mại và dịch vụ… Sau 10 năm hoạt động, Công ty đã phát triển về mọi mặt, với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm...

30/05/2019
Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở Mèo Vạc

BHG - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18.3.2002 của BCH T.Ư Đảng, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; bức tranh kinh tế tập thể của huyện Mèo Vạc có nhiều khởi sắc. Trong triển khai Nghị quyết, Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn phối hợp tổ chức tuyên truyền sâu đậm các nội dung; thành lập HTX nông nghiệp tại các xã, thị trấn, thôn bản và giao cho ngành chuyên môn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát...

30/05/2019
Hoàng Su Phì chủ động phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp

BHG - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi và sâu keo mùa thu đang diễn biến phức tạp ở một số huyện trong tỉnh; cấp ủy, chính quyền và người dân Hoàng Su Phì đang dốc toàn tâm, toàn lực thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Theo thống kê, huyện Hoàng Su Phì có trên 70.000 con lợn, chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ; tuy vậy, lượng lợn này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực phẩm của người dân.

30/05/2019