Trao "cần câu", tạo sức bật để người dân thoát nghèo

11:18, 30/01/2019

BHG - Tạo sức bật để người dân thoát nghèo, đó chính là ý nghĩa của Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai tại tỉnh ta trong những năm qua. Dựa trên những điều kiện và nhu cầu của địa phương, huyện bắc Mê đã chọn  Mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản có thu hồi” để thực hiện dự án.

Chị Phùng Càn Dấu, thôn Bản Khum, xã Yên Cường chăm sóc bê con được sinh ra từ nguồn vốn hỗ trợ mua bò giống theo Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Chị Phùng Càn Dấu, thôn Bản Khum, xã Yên Cường chăm sóc bê con được sinh ra từ nguồn vốn hỗ trợ mua bò giống theo Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Đối tượng được lựa chọn của dự án là những gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo tại các xã có nhu cầu, tự nguyện và viết đơn cam kết tham gia phát triển kinh tế gia đình, phấn đấu thoát nghèo trong giai đoạn 2016-2020. Dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư có thu hồi, cụ thể: Các đối tượng tham gia được hỗ trợ vốn mua con giống chăn nuôi; sau 3 năm sẽ trả lại 10 triệu đồng hỗ trợ mua con giống ban đầu để Ban Điều hành Dự án chuyển cho hộ nghèo khác có nhu cầu. Dự án sẽ hỗ trợ tới khi trong xã không còn hộ nghèo.

Nói về kết quả bước đầu của dự án, đồng chí Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê, cho biết: “Nhằm triển khai hiệu quả nguồn vốn, huyện đã chỉ đạo Ban Điều hành Dự án xã cho các hộ làm hồ sơ, hợp đồng trách nhiệm, tiến hành trồng cỏ, xây dựng, sửa chữa chuồng trại; mở lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án và thẩm định, giải ngân kinh phí mua bò giống. Dự án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thực tế của địa phương nên đã giúp cho các hộ nghèo từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần tích cực trong công cuộc giảm nghèo của huyện. Trong 2 năm 2017 – 2018, trên địa bàn huyện có 70 hộ dân thuộc các xã: Yên Cường, Yên Phong và Yên Định được vay 1,2 tỷ đồng...”.

Là địa phương thí điểm đầu tiên, với đặc điểm xã vùng III, thuần nông, có 17 thôn, 1.225 hộ, 6.827 khẩu, gồm 10 dân tộc cùng sinh sống, Yên Cường xác định thế mạnh là phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, số hộ nghèo của xã chiếm khá cao, hầu hết thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, nên khi triển khai mô hình đã mở “cánh cửa” thoát nghèo cho các hộ dân. Theo đó, năm 2017, xã đã giải ngân cho 25 hộ nghèo, cận nghèo tại thôn Tiến Xuân và Bản Khum mua 25 con bò giống.

Đến Bản Khum - thôn xa và khó khăn của xã Yên Cường vào một chiều Đông; cái rét cắt da cắt thịt, mưa và sương chiều đã buông nhưng trong mỗi căn nhà luôn tràn ngập tiếng cười. Anh Triệu Càn Diết, Trưởng thôn cho biết: Năm 2017, thôn có 13 hộ được hưởng ưu đãi với số vốn vay hơn 10 triệu đồng/hộ để mua bò giống; sau 2 năm, 3 hộ có bò sinh sản. Qua đó, giúp nâng tổng đàn bò của thôn lên hơn 100 con. Khi người dân nghe và được thụ hưởng nguồn vốn từ dự án, ai cũng háo hức; nhiều hộ bỏ thêm 3 – 4 triệu đồng mua con giống tốt.

Việc trao “cần câu”, không trao “con cá” để triển khai dự án tại huyện Bắc Mê đã góp phần tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động của người dân; với cách thức triển khai của dự án sẽ giúp các hộ thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành công bước đầu của Hợp tác xã Tấn Đạt

BHG - Sau gần 1 năm thành lập, Hợp tác xã (HTX) Tấn Đạt, tổ 3, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã hoạt động ổn định với các ngành, nghề chính: Chăn nuôi, nhân giống chim cảnh; trồng trọt; thương mại, dịch vụ nông nghiệp; sản xuất giống thủy sản… Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, phát huy nội lực, tiềm năng, từng bước xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Ngay từ những ngày mới thành lập (tháng 3.2018) với 8 thành viên và 3 lao động, HTX Tấn Đạt đã tập trung vào ngành nghề mới...

30/01/2019
Quản Bạ phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

BHG - Xác định phát triển chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, những năm gần đây, người dân huyện Quản Bạ đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đến xã Thanh Vân trong tiết trời buốt giá của mùa Đông, các hộ dân đang tất bật tích trữ thức ăn cho đàn gia súc, nhà nào cũng đầy rơm, rạ và cỏ... 

30/01/2019
Chọn vật liệu làm chuồng để chống rét cho gia súc

BHG - Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, năm nào cũng có vài đợt rét đậm, rét hại xảy ra trong khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Các loài vật nuôi được thuần hóa lâu đời đã làm mất đi tính hoang dã và khả năng chịu rét kém; mặt khác, trong điều kiện được con người chăm sóc, nuôi dưỡng thì nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào con người, vì khi gặp rét nó không thể tự đi tìm thức ăn hoặc trú ngụ vào các hang để chống rét. Do vậy, khi mới bước vào mùa Đông, chính quyền các cấp và bà con nông dân đã chủ động phòng

30/01/2019
Cần phát huy tiềm năng vùng chè Shan tuyết Bản Péo

BHG - Với 113 ha chè Shan tuyết cổ thụ, xã Bản Péo là vùng nguyên liệu chè hữu cơ lớn của huyện Hoàng Su Phì, nhưng hiện nay, bà con nơi đây vẫn chưa tận dụng hết được tiềm năng, thế mạnh của loại cây đặc sản này để vươn lên làm giàu. Cùng cán bộ xã đi thăm đồi chè của anh Giàng Seo Vàng, thôn Nặm Dịch; tận mắt nhìn những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn tươi tốt dưới đại ngàn, mới thấy hứng thú cho người yêu thích chè. 

30/01/2019