Khó khăn trong chuyển đổi các mô hình HTX ở Bắc Mê

06:55, 13/10/2016

BHG- Cùng với việc đưa ra nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh phát triển kinh tế, thành lập HTX, tổ hợp tác; thời gian qua, UBND huyện Bắc Mê luôn chú trọng vận động các HTX chuyển đổi mô hình hoạt động cho phù hợp với thực tế cũng như các quy định. Tuy nhiên đến nay, hoạt động chuyển đổi các mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo số liệu thống kê, hiện, trên địa bàn huyện có 74 HTX; trong đó có 33 HTX nông-lâm nghiệp, 14 HTX xây dựng, 27 HTX dịch vụ tổng hợp... Theo quy định, các HTX thực hiện chuyển đổi cần rà soát, sửa đổi, bổ sung điều lệ HTX theo quy định của Luật; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả, đúng Luật; các xã viên gắn kết với HTX thông qua hợp đồng; các thành viên khi tham gia HTX có nghĩa vụ góp vốn và lợi nhuận được phân phối theo 2 hình thức là theo vốn góp cổ phần và theo mức độ sử dụng dịch vụ các thành viên... Như vậy, việc chuyển đổi mô hình HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho HTX cũng như thành viên HTX. Tuy nhiên đến nay, hoạt động chuyển đổi mô hình HTX nông nghiệp theo Luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện mới thực hiện chuyển đổi được 15 HTX hoạt động theo Luật HTX 2012.

Lý giải về nguyên nhân chậm chuyển đổi này, ông Lý Hải Vĩnh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nguyên nhân chính trong thực hiện chuyển đổi đó là nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của nhân dân chưa đầy đủ; đa số các HTX, nhất là HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp do thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất nên khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ truyền thống nên hiệu quả chưa cao, lợi ích mang lại cho xã viên chưa nhiều và chưa đủ khả năng tích lũy nội bộ để tái đầu tư phát triển; không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước do không có tài sản thế chấp.

Ông Triệu Văn Thành, Giám đốc HTX dịch vụ NLN - Trồng và chiết xuất tinh dầu hồi xã Đường Âm cho biết: HTX được thành lập và hoạt động với mục tiêu đầu tư dây truyền máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng diện tích trồng cây hồi và thị trường tiêu thụ; với nguồn vốn đóng góp ban đầu của xã viên là trên 1 tỷ 280 triệu đồng. Mặc dù đã đi vào hoạt động, nhưng khó khăn, vướng mắc mà chúng tôi gặp phải đó là đầu ra cho sản phẩm, năng lực của đội ngũ cán bộ HTX còn thấp; lúng túng trong việc xây dựng phương án tổ chức SXKD có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho xã viên...

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2016, UBND huyện cũng xác định một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu; trong đo, tổ chức thành lập mới 5 HTX tại các xã: Yên Định (1 HTX), Minh Ngọc (2 HTX), Yên Phong (1 HTX), Đường Âm (1 HTX). Đồng thời rà soát, củng cố lại hoạt động của 67 HTX và 27 tổ hợp tác trên địa bàn hoặc chọn lựa chuyển đổi mô hình khác theo qui định của Luật. Việc chuyển đổi mô hình theo Luật HTX 2012 còn chậm là do nhiều HTX vốn góp và vốn huy động từ xã viên không cao, vốn tích lũy thấp, tài sản chung không đáng kể; quy mô các HTX vẫn còn nhỏ lẻ, dịch vụ cho xã viên chưa nhiều... Để hoạt động chuyển đổi các mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 có hiệu quả, cùng với công tác phối hợp với Liên minh HTX tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt tại các HTX; đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; chú trọng xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác trong phát triển kinh tế tập thể.Có thể nói, kinh tế HTX được coi là đầu kéo trong phát triển sản xuất của người nông dân; nhiều năm qua, chính quyền huyện Bắc Mê đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ để khuyến khích thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, xong những kết quả đạt được còn thấp. Việc này đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa để phát triển quy mô các HTX; đồng thời tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các HTX với nhau nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của thị trường và phát huy hiệu quả kinh tế của HTX.

Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề nuôi ong - sinh kế của người dân Cao nguyên đá: Kỳ I - Nỗi niềm người nuôi ong nội

BHG- Trên vùng Cao nguyên đá, ngoài cây ngô, con bò thì con ong được xem là vật nuôi góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nghèo. Ở nơi chỉ có đá này, con ong lấy mật từ loài hoa dại nở duy nhất vào một mùa trong năm, tạo ra sản vật nổi tiếng cho vùng đất địa đầu Tổ quốc – mật ong Bạc hà. 

12/10/2016
Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT làm việc tại tỉnh ta

BHG- Sáng 12.10, Đoàn công tác Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) do đồng chí Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh ta về tình hình chăn nuôi ong tại 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh; tư vấn kỹ thuật nuôi ong, quản lý lĩnh vực nuôi ong cho ngành Nông nghiệp tỉnh. 

12/10/2016
Bắc Quang tổ chức Hội thi Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo quy trình VietGAP và Thi hái chè lần thứ Nhất

BHG- Sáng 12.10, tại Công ty Trà Hoàng Long (xã Hùng An – Bắc Quang), UBND huyện Bắc Quang phối hợp với đơn vị hữu quan tổ chức Hội thi Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo quy trình VietGAP và Thi hái chè lần thứ Nhất năm 2016...

12/10/2016
Nuôi cá chép ruộng, mô hình "2 trong 1" ở Mậu Duệ

BHG - Mô hình nuôi cá chép ruộng ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh không biết đã có từ bao giờ, nhưng cho đến nay mô hình này vẫn được người dân trong xã duy trì. Với phương thức canh tác nêu trên, thì trên cùng một diện tích đất ruộng bà con nông dân nơi đây vừa có nhu nhập từ cây lúa, vừa có nguồn thu từ con cá chép ruộng.   

11/10/2016