Góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

10:44, 19/08/2015

BHG - Hiện nay, vấn đề vệ sinh ATTP được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, trú trọng, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh. Chính vì vậy cùng với các ngành chức năng, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đang nỗ lực, cố gắng để hạn chế tối đa những sản phẩm nông, lâm, thủy sản không đảm bảo an toàn. Tuyên truyền và khuyến khích người dân áp dụng mô hình VietGap trong sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng và vệ sinh ATTP cho sản phẩm. Đó cũng là nhiệm vụ chính mà Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Hà Giang chịu trách nhiệm triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Trong những năm qua, cùng với các ngành khác như ngành Y tế, Công thương thì ngành Nông nghiệp của tỉnh cũng đã góp phần tích cực và hiệu quả vào công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Để có được nhận định trên, có vai trò hết sức quan trọng của Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Hà Giang, là đơn vị đã tích cực tham mưu cho Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng, vệ sinh ATTP đối với nông, lâm, thủy sản trong quá trình sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Hà Giang lấy mẫu đất để phân tích dự lượng kim loại nặng, một trong những tiêu chí để đánh giá, khoanh vùng sản xuất, chế biến chè VietGap.
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Hà Giang lấy mẫu đất để phân tích dự lượng kim loại nặng, một trong những tiêu chí để đánh giá, khoanh vùng sản xuất, chế biến chè VietGap.

Được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh vào năm 2009, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thuỷ sản Hà Giang hiện có 15 cán bộ, công chức. Từ khi thành lập đến nay, với trọng trách được giao Chi cục đã nỗ lực thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân; công tác sản xuất, sơ chế các sản phẩm nông, lâm, thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP… Để người dân nhận thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người tiêu dùng về ATTP, Chi cục xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho mọi người là nhiệm vụ  trọng tâm. Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục đã thực hiện 20 lớp tập huấn, tuyên truyền tại 7 huyện, thành phố với trên 900 lượt người tham gia, nội dung tập huấn, tuyên truyền là các văn bản Quy  phạm pháp luật về ATTP, kiến thức ATTP trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, đối tượng là các hộ sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Cùng với việc tuyên truyền, công tác thanh, kiểm tra về vệ sinh ANTT được trú trọng. Đối tượng kiểm tra là các bếp ăn tập thể của trường học, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, cơ sở kinh doanh tạp hóa, nông sản, thực phẩm… Đặc biệt công tác Kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản được Chi cục phối hợp và đôn đốc 11/11 huyện, thành phố rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn. Qua kiểm tra, đánh giá, Chi cục đã phân loại  được các cơ sở  sản suất, chế biết đạt loại A, B, C về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm…

Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, công tác sản xuất, sơ chế các sản phẩm nông, lâm , thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP được Chi cục đặc biệt trú trọng, xác định đây là hướng để sản phẩm của người dân sản xuất ra theo đúng quy trình VietGap sẽ đảm bảo chất lượng về vệ sinh ATTP, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong điều kiện đất sản xuất ngày càng hạn hẹp. Tính hết năm 2014,  Chi cục đã tham mưu, quy hoạch được vùng sản xuất rau an toàn với quy mô 175 ha. Vùng sản xuất cam với quy mô (đến năm 2015) diện tích đạt 5.000ha, tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Đặc biệt là vùng sản xuất chè, với mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ chè theo hướng an toàn, tập trung quy mô lớn, từng bước đưa cây chè thực sự trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế. Theo kế hoạch 58/KH-UBND ngày 18.3.2013 và Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 10.6.2014 của UBND tỉnh Hà Giang về hỗ trợ phát triển vùng sản xuất Chè áp dụng Quy trình VietGAP trên 1.500ha tại 4 huyện và chứng nhận 4 cơ sở áp dụng quy trình HACCP vào sản xuất chế biến chè trong các năm 2013 – 2015. Sau khi có kế hoạch của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp đã tích tực triển khai, khảo sát, khoanh vùng chè VietGAP, tổ chức tập huấn quy trình thực VietGAP cho các hộ dân tham gia; tổ chức lấy mẫu đất, mẫu sản phẩm phân tích dư lượng kim loại nặng, thuốc BVTV theo yêu cầu; tư vấn và cấp giấy chứng nhận cho các vùng sản xuất theo quy trình VietGAP; chỉ đạo kỹ thuật, giám sát tại cơ sở. Hỗ trợ giống, vật tư phân bón, mua máy đốn, hái chè, xây dựng hệ thống bể chứa chất thải, thuốc BVTV…

Với chức năng, nhiệm vụ của Chi cục, cùng với tâm huyết, trách nhiệm trong công việc được giao, tin tưởng rằng công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh một ngày hiệu quả, sản phẩm nông, lâm, thủy sản sẽ an toàn hơn để người tiêu dùng ngày càng được bảo vệ.

Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ quyết tâm thoát khỏi huyện đặc biệt khó khăn

BHG- Với chủ đề của Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 – 2020 là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ  phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN; phấn đấu xây dựng Quản Bạ đến năm 2020 thoát khỏi huyện đặc biệt khó khăn".

19/08/2015
Sơ kết Khối giao ước thi đua các ngành có chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

BHG- Chiều 17.8, Khối giao ước thi đua các ngành có chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế tổ chức hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2015.

18/08/2015
Cách làm sáng tạo trong xây dựng chợ Quang Minh

BHG- Chỉ trong thời gian ngắn, chợ Quang Minh (Bắc Quang) đã hoàn toàn "lột xác". Từ chỗ chỉ có một dãy nhà tạm bợ, xiêu vẹo sau mỗi trận mưa; đến nay,  chợ được xây dựng khang trang với gần 100 gian hàng nền đổ bê-tông, lợp mái tôn và pro-xi măng. Điều đáng nói, chợ được xây dựng hoàn toàn bằng tiền đóng góp của người dân. Đây được xem là cách làm sáng tạo, giúp địa phương hoàn thành tiêu chí về chợ nông thôn, tạo đà về đích sớm xây dựng NTM trên địa bàn. 

18/08/2015
Ngành Nông nghiệp chủ động phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai

BHG- Những năm qua, được Nhà nước đầu tư kinh phí, cùng sự đóng góp hàng vạn ngày công của nhân dân, tỉnh ta đã xây dựng được trên 3.700 công trình phòng, chống lụt bão (PCLB) lớn nhỏ, bao gồm các hồ chứa nước, đập thủy nông, thủy điện, kè chống sạt lở... được đưa vào sử dụng và đem lại hiệu quả thiết thực, vừa PCLB tích cực vừa phục vụ cho việc tưới tiêu, sinh hoạt của nhân dân. 

18/08/2015