CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢN BẠ LẦN THỨ XVIII, NHIỆM KỲ 2015 – 2020

Ý nghĩa thiết thực từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi

07:13, 15/07/2015

BHG- Quản Bạ là một trong những huyện 30a của tỉnh, trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, khắc phục những khó khăn, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nỗ lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ người dân xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều giải pháp đồng bộ như: Sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ...; cùng với sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của nhân dân góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 54% năm 2010 xuống còn 19% năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 7%, đạt 144% so với Nghị quyết; mức sống của người dân dần nâng lên. Trong đó, việc quan tâm đầu tư thực hiện chủ trương tăng trưởng mạnh đàn gia súc cũng là một trong những chính sách đem lại hiệu quả giảm nghèo ở đây.

Đàn bò của người dân ở xã Thanh Vân phát triển tốt nhờ chính sách đầu tư có thu hồi.
Đàn bò của người dân ở xã Thanh Vân phát triển tốt nhờ chính sách đầu tư có thu hồi.

Để hỗ trợ người dân nghèo phát triển đàn gia súc, huyện đã ban hành Chương trình số 04-CTr/HU năm 2011 “Về phát triển đàn đại gia súc giai đoạn 2011 – 2015”. Theo đó, các cơ chế hỗ trợ phát triển đàn đại gia súc như: Hỗ trợ trồng cỏ; hỗ trợ lãi suất cho các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho nhân dân thực hiện thụ tinh nhân tạo bò; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng hàng hóa... được triển khai rộng rãi đến nhân dân. Đặc biệt, chương trình đầu tư chăn nuôi lợn có thu hồi gắn với xây bể biogas; đầu tư có thu hồi ở các xã Quản Bạ, Thanh Vân, Quyết Tiến, Đông Hà... trở thành nguồn lực giúp nhiều hộ thoát nghèo trở thành khá giả. Từ đó, góp phần nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 20,9% cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến nay, tổng đàn đại gia súc ước đạt 18.770 con, gồm: Số lượng đàn trâu là 6.968 con; đàn bò là 11.802 con; đàn lợn có 44.470 con. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, Phạm Ngọc Pha cho biết: “Đàn gia súc của huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay về cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng từ 5,5 – 6%/năm. Để có được thành quả đó, huyện đã tập trung vào mấy giải pháp cơ bản như: Cải tạo đàn bò bằng cách thụ tinh nhân tạo và trồng cỏ thâm canh, trung bình mỗi đầu bò có khoảng 1.500m2 cỏ là đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, huyện còn thực hiện hỗ trợ việc chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò để tập trung sản xuất theo hướng thâm canh”.

Để phát triển đàn gia súc, huyện cũng gặp phải một số khó khăn như thời tiết, khí hậu ở vùng cao không thuận lợi, về mùa đông nhiệt độ thường xuống rất thấp, hay xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại, thiếu cỏ ảnh hưởng đến việc phát triển đàn trâu, bò. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư lớn cũng là một hạn chế đối với những hộ dân ở đây. Giải quyết những vấn đề trên, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đói rét cho gia súc; hướng dẫn người dân cách phòng, chống rét, dự trữ thức ăn cho gia súc bằng cách ủ chua nên đã cơ bản khắc phục những hạn chế trên. Về giải quyết nguồn vốn đầu tư, huyện đã phối hợp với các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội... tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Đồng thời, vận dụng các cơ chế, chính sách của tỉnh và huyện sử dụng nguồn kinh phí được giao hỗ trợ cho người dân có nguồn vốn phát triển chăn nuôi bằng hình thức đầu tư có thu hồi. Ví dụ, năm 2015 đã đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng hỗ trợ vốn cho người dân chăn nuôi bò sinh sản; nuôi bò vỗ béo... có thu hồi. Ngoài ra, huyện còn tiếp cận các nguồn hỗ trợ khác từ các tập đoàn, doanh nghiệp như Tập đoàn Viettel, năm 2015 đã nhận hỗ trợ 339 con bò cho người dân các xã biên giới. Qua đó, người dân đã được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ chăn nuôi, nhiều gia đình phát triển được đàn gia súc, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngăn chặn tận gốc tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản (cát, sỏi) trái phép trên địa bàn

BHG- Ngày 6 tháng 7 năm 2015, UBND tỉnh Hà Giang có Công văn số 2124/UBND-CNGTXD, nêu rõ: "Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản (cát, sỏi) trái phép đang xảy ra trên địa bàn huyện Vị Xuyên, Xín Mần và thành phố Hà Giang, làm lãng phí tài nguyên, thất thu thuế, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật, gây bức xúc trong dư luận xã hội... Đây là những hành vi cần phải được ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật". Trước thực trạng trên, phóng viên Báo Hà Giang đã tìm hiểu và làm rõ vấn đề nêu trên.

14/07/2015
Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

BHG- "Tập trung, sâu sát và dứt điểm" quyết tâm "Xây dựng huyện Bắc Mê thành huyện nằm trong vùng động lực của tỉnh, lấy phát triển công nghiệp và dịch vụ làm khâu đột phá" là những nội dung cụ thể mà ngay từ đầu nhiệm kỳ (2010 – 2015), Đảng bộ huyện Bắc Mê đã xác định rõ để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện. 

14/07/2015
Yên Minh - Sức lan tỏa từ Phong trào người Việt dùng hàng Việt

BHG- Những năm qua, thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn huyện Yên Minh đã tác động tích cực, thay đổi dần nhận thức của các nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng (NTD); đồng thời, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hàng Việt phát triển đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

14/07/2015
Nông nghiệp, khởi sắc từ cách làm mới

BHG- Những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Bắc Mê đã có những bước phát triển mạnh về cả diện tích, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Không chỉ giúp người dân tăng thêm thu nhập, phát triển cuộc sống, việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đã và đang mở ra hướng sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

13/07/2015