Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình

07:07, 12/05/2015

BHG- Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội. Đặc biệt là phong trào phát triển kinh tế VACR, được quan tâm lồng ghép với Chương trình xây dựng Nông thôn mới, như cải tạo vườn, đồi tạp, đầu tư có thu hồi trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT, vào cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKT tạo việc làm cho người dân, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống.

Lạc - một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân Quang Bình quan tâm chăm sóc và mở rộng diện tích. Trong ảnh: Người dân xã Vĩ Thượng chăm sóc cây lạc vụ Xuân.
Lạc - một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân Quang Bình quan tâm chăm sóc và mở rộng diện tích. Trong ảnh: Người dân xã Vĩ Thượng chăm sóc cây lạc vụ Xuân.

Với địa phương sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, toàn huyện có trên 85% hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, với các loại cây trồng chính lúa, ngô, chè, cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc toàn huyện đã biết phát huy nội lực, vươn lên phát triển kinh tế, tích cực ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, diện tích các loại giống được mở rộng, các loại vật nuôi, cây trồng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, bình quân lương thực đến nay đạt 615kg/người/năm; thu nhập bình quân 18,7 triệu đồng/người/năm. Mấy năm trở lại đây, người dân Quang Bình tập trung phát triển sản xuất theo phương thức thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi diện tích ruộng lúa không có nước sang trồng lạc, ngô, rau đậu các loại. Một số cây có giá trị kinh tế cao và trở thành hàng hóa, như cam, chè, lạc... Kết quả hàng năm, diện tích, sản lượng các loại cây trồng đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước từ các chương trình, dự án; trong năm 2014 và đầu năm 2015, người dân đã trồng thêm được gần 700 ha rừng; góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống...

Đưa chúng tôi đi thăm mô hình phát triển kinh tế điển hình ở một số xã, lãnh đạo huyện Quang Bình cho biết: Hiện có rất nhiều mô hình phát triển kinh tế VACR gắn xây dựng Nông thôn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 170 triệu đến 500 triệu đồng/năm, như hộ bà Đỗ Thị Lâm, thôn Tân Bình, thị trấn Yên Bình, tổng thu nhập hàng năm trên 300 triệu đồng từ ao cá, chè, lạc, vườn rừng và chăn nuôi trâu, lợn, gia cầm; hộ ông Nguyễn Văn Bình, thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng, thu nhập trên 280 triệu đồng từ chăn nuôi và ao cá; hộ ông Dặng Ngọc Long, thôn Xuân Phú, xã Yên Hà, có tổng thu nhập từ cam, chăn nuôi gà và kinh doanh dịch vụ trên 790 triệu đồng/năm; hộ ông Lưu Tiến Long, thôn Nghè, xã Hương Sơn, tổng thu nhập hàng năm đạt gần 600 triệu đồng từ vườn cam, chăn nuôi, lợn, gia cầm, cá và dịch vụ...

Không chỉ làm giàu cho chính mình, việc giúp đỡ hộ nghèo kinh nghiệm sản xuất, vốn, giống, vật tư phân bón của người dân Quang Bình dần trở thành phong trào sâu rộng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, với phương châm “cả làng cùng làm kinh tế”, chủ động khai thác tiềm năng theo mô hình kinh tế VAC hiệu quả. Từ phong trào phát triển kinh tế VACR đã xuất hiện nhiều hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp. Đến nay, toàn huyện có trên 1.000 hộ đạt tiêu chí hộ SXKD giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương có 17 hộ, cấp tỉnh 116 hộ, cấp huyện 280 hộ, cấp cơ sở 596 hộ. Đặc biệt đã có trên 150 lượt hộ nghèo được các hộ SXKD giỏi giúp đỡ như kinh nghiệm làm ăn, cho vay vốn không lãi, cho nuôi giẽ trâu, bò sinh sản, giúp cây, con giống... nhiều hộ đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Phong trào phát triển kinh tế VACR ở Quang Bình đã khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên của đông đảo người dân phát huy được tinh thần tương thân, tương ái để thoát nghèo, vươn lên làm giàu; góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, khí hậu và sức lao động...

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê: Khi tiếng máy cày rộn ràng khắp đồng ruộng...

BHG- Gần 2.000 chiếc máy cày rộn ràng trên khắp đồng ruộng khi người nông dân bước vào mùa sản xuất, điều này không chỉ góp phần giải phóng sức kéo cho gia súc, tạo đà cho phát triển chăn nuôi hàng hóa mà còn là minh chứng thành công về việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê.

30/04/2015
Toàn tỉnh nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

BHG- Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM), trên địa bàn tỉnh ta đã xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình hiệu quả. Nguồn lực đầu tư cho chương trình năm 2014 tăng hơn hai lần so với năm 2013. 

30/04/2015
Xã Thông Nguyên phấn đấu "về đích" năm 2015

BHG- Gần 4 năm qua, với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đến nay xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) đã hoàn thành 13/19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới (XDNTM). Đây là cơ sở để Thông Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ cơ bản trở thành xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), cán đích trước 1 năm so với mục tiêu đề ra.

30/04/2015
Vực dậy thị trường nông thôn

BHG- Trong những năm gần đây, KT – XH của tỉnh có bước phát triển tương đối ổn định, nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng của dân cư, nhất là lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng lên ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn. Tuy nhiên, thực trạng phát triển thị trường, đặc biệt ở địa bàn vùng sâu, vùng xa còn chậm. Điều đó đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết cả về phương diện kinh tế cũng như xã hội.

30/04/2015