Nỗ lực khôi phục sản xuất sau thiên tai ở Xín Mần

08:15, 19/07/2012

HGĐT- Xín Mần thời điểm này tựa như “bức tranh” dệt đa sắc mầu. Lúa xuân muộn vàng rực trên ruộng bậc thang chỉ còn lại chút ít. Chỗ này, lúa mùa cấy sớm đã lên xanh, chỗ kia là ruộng được cày sâu, bừa kỹ chuẩn bị cho cấy mùa chính vụ.



           Ngô trồng lại sau hạn, nắng nóng ở xã Nấm Dẩn phát triển rất tốt.

Mừng đến phát khóc là hàng loạt diện tích ngô bị hạn hán, nắng nóng trồng lại đến lần thứ hai đang độ đóng bắp, thẳng gang. Ngô được mùa, một minh chứng cho giải pháp khắc phục hạn hán, nắng nóng kịp thời, cho ta bài học quý trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp thời điểm có nhiều biến đổi khí hậu khó lường hiện nay.


Dọc tuyến đường dưới chân Đèo Gió kéo dài qua Nấm Dẩn, Bản Ngò lên các xã Tả Nhìu, Chế Là... đâu đâu cũng nhận thấy một mầu ngô xanh đang đóng bắp. Đồng bào các xã cho biết đấy là những diện tích ngô trồng khôi phục sau các đợt nắng nóng sắp cho thu hoạch. Trao đổi với các anh lãnh đạo xã Nấm Dẩn được biết: Đợt nắng hạn vừa qua, toàn xã đã phải huy động đồng bào các thôn bản trồng khôi phục ngay sau hạn hán, nắng nóng dịp 30.4 và từ ngày 4 -7.5.2012. Diện tích ngô trồng lại sau 2 đợt lên tới trên 100 ha ở cả 8 thôn bản. Ngô trồng lại bằng các giống ngô thuần, ngô lai ngắn ngày có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán. Giải pháp hỗ trợ gần như toàn bộ giống, phân bón và kịp thời chỉ đạo công tác khuyến nông xuống mỗi gia đình. Nhổ bỏ ngô cũ, trồng lại là cả thời gian cán bộ bám riết dân cư. Lấy kinh nghiệm các vụ hạn trước là nắng hạn – mưa dồn để vận động nhân dân nhổ bỏ, trồng lại. Kinh nghiệm cho hay: Nắng nóng, hạn hán, thường chỉ xảy ra thời điểm từ tháng 3 đến giữa tháng tư. Ngay sau đó thường có mưa dông kéo dài. Đặc điểm thời tiết biến đổi đó tại Xín Mần xảy ra trong một, hai, năm gần đây. Vụ xuân sớm năm nay thời tiết trên đã lặp lại. Nhận định tình hình tương tự, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã mạnh dạn vận động nhân dân làm theo. Sự mạnh tay “chi” ngân sách huyện để ứng giống, phân bón, tăng cường cán bộ làm 2 đợt xuống dân để cùng ăn, cùng làm, cùng khắc phục. Cuối cùng, sau 2 lần khắc phục, toàn huyện đã trồng lại trên 1.600 ha ngô trên diện tích bị nhổ bỏ do hạn hán, nắng nóng gây ra. Trong đó: Đợt 1 trồng trên 680 ha và đợt 2 trồng trên 980 ha tập trung ở 16/19 xã, thị trấn. Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Hà Xuân Bình cho hay: Ứng cứu khẩn cấp từ ngân sách cả 2 đợt ra quân trên 325 tấn xi măng tu sửa, nạo vét, ngăn đắp tận dụng tất cả các nguồn nước cho sản xuất. Chi gần 2 tỷ đồng cho nhân dân trồng trên 1.600 ha ngô bằng các giống: NV2, LVN885, LVN146 và hỗ trợ phân NPK chăm bón. Đi kèm theo đó là công tác cán bộ được huy động 2 đợt 150 người xuống cơ sở chỉ đạo sản xuất. Đến nay, hiệu quả mang lại vô cùng phấn khởi. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn chỉ nửa tháng nữa toàn bộ diện tích ngô trồng khôi phục sau hạn hán, nắng nóng sẽ cho thu hoạch. Trưởng phòng NN – PTNT huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu khẳng định: Toàn bộ diện tích ngô trồng lại hiện nay đang thời kỳ vào hạt chắc, thời tiết rất thuận lợi do mưa đều, nhiệt độ giao động trong ngưỡng cho phép, hứa hẹn năng suất cao. Nhận định: Sau mửa tháng thu hoạch, đồng bào tiếp tục trồng ngô mùa xong trước lập Thu. Góc độ trồng cấy trên vẫn hoàn toàn đảm bảo kế hoạch khắc phục và tiến độ sản xuất, yên tâm về khả năng phát triển của cây trồng, không hề ảnh hưởng đến năng suất. Còn nhận định về khả năng cho năng suất ngô trồng khôi phục sau hạn hán, nắng nóng lần này không dưới 32 tạ/ha. Sản lượng bù đắp cho thiếu hụt vụ xuân ước đạt trên 5.000 tấn ngô hạt thu về.

Bài học muốn nêu ra sau đợt khắc phục hậu quả do hạn hán, nắng nóng vụ Chiêm xuân ở Xín Mần vừa qua là gì? Câu trả lời đã rõ. Nhưng để làm được điều trên thì vấn đề ở đây là công tác cán bộ đã “bám” dân, sát thực tế. Bám dân là công đoạn nắm bắt diễn biến sản xuất kịp thời, tham mưu kịp thời và giải pháp “tức thì” ngay tại chỗ, không trông chờ, ỷ lại. Bài học tiếp đó là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn trong cả quá trình lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp được thống nhất. Quyết đáp nhanh, tổ chức làm gọn để theo kịp thời tiết nông vụ cho cả vụ trước và vụ sau, đó cũng là nhân tố tạo nên thành công hôm nay trong công tác chỉ đạo khôi phục sản xuất sau thiên tai. Bài học kinh nghiệm trên thiết nghĩ: Rất cần được cập nhật, nhằm phổ biến kinh nghiệm nhân rộng. Trong thời điểm khí hậu, thời tiết có nhiều biến động hiện nay, thì việc làm của Xín Mần là điều đáng để học tập trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cho các mùa vụ tiếp theo.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần sơ kết công tác sản xuất vụ đông xuân, triển khai sản xuất vụ mùa
HGĐT- Ngày 28.6.2012, UBND huyện Xín Mần đã tổ chức sơ kết công tác sản xuất vụ đông xuân, triển khai sản xuất vụ mùa.
30/06/2012
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến làm việc tại Chi Cục kinh tế hợp tác và PTNT
HGĐT- Chiều 26.6, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Chi Cục kinh tế hợp tác và PTNT, thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, để nghe báo cáo tình hình kết quả triển khai, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian qua, nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thời gian tới. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Nông
27/06/2012
BIDV Hà Giang triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
HGĐT- Ngày 17.7, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang (BIDV) tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
18/07/2012
Xín Mần “bươn trải” trong mùa mưa!
HGĐT - Con đường qua Đèo Măng, xã Tân Nam, huyện Quang Bình vào xã Khuôn Lùng, Nà Chì lên Đèo Gió, huyện Xín Mần mùa này thật... “thảm hại”. Không thể đếm hết các đống sạt lở hàng ngàn mét khối đất đá trên núi đổ xuống mặt đường. Xin cảnh báo cho các tài xế lái xe rằng: Tay lái “mùa xuân” thì hẵng vào, còn tay nghề “mùa hạ” thì ở nhà cho mọi người... khỏi lo.
17/07/2012