Tiếp tục đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn

10:43, 08/09/2017

BHG - Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất đang là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao thời gian qua. Thông qua việc ứng dụng CNSH đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình có giá trị phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Trong thời gian qua, tỉnh ta đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNSH vào sản xuất theo Chỉ thị 50 – CT/TW, ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 50 trên địa bàn tỉnh đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ. Thông qua ứng dụng CNSH đã tiến hành phục tráng và bảo tồn một số cây lương thực bản địa như giống lúa tẻ Khẩu mang, ngô nếp núi đá Đồng Văn, lúa tẻ Già dui Xín Mần, lúa nếp râu, nếp Nàng hương, giống ngô tẻ vàng vùng thấp,... qua đó đã sản xuất ra những lô hạt giống có chất lượng cao, làm cơ sở cho Trung tâm khoa học Giống cây trồng của tỉnh nhân diện rộng. Song song với đó, đã ứng dụng tiến bộ CNSH xây dựng được các vườn ươm giống chè Shan tại địa phương, các mô hình thâm canh cải tạo vườn chè năng suất thấp; mô hình trồng cây cam Sành kết hợp với trồng ổi... Trong phát triển dược liệu, đã triển khai đề tài nghiên cứu sản xuất giống cho 20 loài dược liệu trong danh mục ưu tiên của tỉnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Thực hiện khảo nghiệm các cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao nhằm khẳng định sự thích nghi như giống ngô MX4 tại huyện Hoàng Su Phì làm cơ sở bổ sung vào sản xuất cây vụ Đông trên địa bàn huyện; tiếp nhận thành công công nghệ sản xuất nấm Linh chi từ giống gốc ra giống cấp I, cấp II và cấp III, sản xuất thành công nấm Linh chi thương phẩm. Trong chăn nuôi đã tập trung nghiên cứu, phát triển giống gia súc bản địa có nhiều ưu thế, xây dựng các mô hình phát triển và chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng sinh thái nhằm tạo nguồn thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho gia súc cũng như xây dựng quy trình công nghệ để chuyển giao cho các huyện vùng cao phục vụ chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh. Đưa ra mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi đạt hiệu quả cao và bảo tồn tại chỗ phục vụ phát triển giống bò vàng vùng cao Hà Giang; cải tạo đàn ngựa, trâu tại huyện Quản Bạ...  Đặc biệt, đã tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ sản xuất cá giống tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao theo hướng hàng hóa, chủ động sản xuất nguồn giống cung cấp cho bà con nông dân nuôi trồng thủy sản và từng bước đẩy mạnh sản xuất thủy sản đáp ứng nhu cầu của thị trường, đào tạo được cán bộ kỹ thuật cho Trung tâm Thủy sản, các HTX và nông dân trong vùng dự án, như: Sản xuất cá giống Rô phi đơn tính đực; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá Chép V1 thương phẩm và chuyển giao công nghệ giống cá Chày mắt đỏ tại huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá Lăng chấm, cá Chiên tại Hà Giang; nghiên cứu, phân tích nguồn nước và thử nghiệm nuôi cá nước lạnh thành công (cá Tầm, cá Hồi) tại huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên... Trong lĩnh vực y tế, đã sử dụng và mở rộng tiêm chủng các loại vắc xin được sản xuất bằng CNSH; ứng dụng CNSH trong xử lý nước thải y tế tại một số bệnh viện trong tỉnh. Đã đào tạo, tuyển dụng được một số cán bộ, CCVC có trình độ đại học, thạc sỹ chuyên ngành CNSH; qua đó đã tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH trong sản xuất giống cây trồng...

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH của tỉnh trong thời gian tới thì cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNSH vào sản xuất, để phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh, xây dựng NTM, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển và ứng dụng CNSH; phát triển và ứng dụng CNSH, công nghiệp sinh học theo cơ chế thị trường; chú trọng đa dạng hóa các nguồn lực cho phát triển và ứng dụng CNSH; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của CNSH đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNSH trong các lĩnh vực KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao hiệu quả hợp tác về CNSH...              

      PV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm chống nóng cho cá

BHG - Những ngày cuối tháng 7 trời rất nóng, có hôm cao điểm nhiệt độ lên tới 35 độ, lá chuối thả xuống ao cho cá còn bị xém mặt trên; các ao nuôi cá có mức nước nông, bờ ao xây tường chắn và có đường ống dẫn nước xa với đoạn ống lộ thiên càng dài thì nước trong ao càng nóng. Trong điều kiện này các loài cá ưa nước lạnh và sạch sẽ bị chết nhất là cá Bỗng.

31/07/2017
Hiệu quả mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc tắm tại thôn Nậm Đăm

BHG- Bảo tồn phát triển nguồn quĩ gen nói chung là một chủ trương lớn. Tuy nhiên để có giải pháp bảo tồn hiệu quả, ứng với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng loài gen cần được bảo tồn. Đòi hỏi mỗi cấp, ngành, địa phương, phải năng động, sáng tạo trong đề xuất cho công tác bảo tồn. 

30/08/2017
Mạng 4G đã phủ sóng khoảng 95% dân số Việt Nam

Hiện các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 trạm thu phát sóng 4G (BTS) trên toàn quốc và theo tính toán, số lượng trạm BTS này bảo đảm nhu cầu phục vụ khoảng 95% dân số.

28/07/2017
Một số biện pháp phòng, chống sét

BHG - Nhằm ngăn ngừa thiệt hại do sét gây ra cũng như góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản cho con người, mỗi chúng ta cần biết một vài biện pháp phòng,  chống sét hiệu quả sau:

27/08/2017