Một số kết quả và nhận định trong công tác quản lý Nhà nước về đo lường chất lượng năm 2014

08:05, 18/12/2014

HGĐT- Trong nhịp độ tăng trưởng KT-XH ngày càng phát triển hiện nay, hoạt động đo lường (ĐL) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân, đảm bảo sự công bằng, an toàn; mặt khác, góp phần đẩy mạnh sự phát triển KH&CN.


Thời gian qua, các cấp, các ngành từ T.Ư đến địa phương đã xây dựng tương đối đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐL; các quy định được rõ ràng, thủ tục nhanh gọn, chính xác. Bên cạnh đó cũng đã xây dựng được một hệ thống văn bản kỹ thuật ĐL Việt Nam khá đầy đủ để thực thi các công việc cụ thể như: thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo và chuẩn ĐL nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH hiện nay, đảm bảo công bằng xã hội liên quan đến ĐL. Đó thực sự là một thành tựu có tính đột phá mới của công tác quản lý đo lường (QLĐL) hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác quản lý theo các quy định đã xây dựng và ban hành thì bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là công tác QLĐL tại tuyến huyện, xã, phường, thị trấn theo phân cấp.


Trong năm 2014, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TC-ĐL-CL) đã chủ trì và phối hợp thanh kiểm tra đối với 86 cơ sở với tổng số phương tiện đo (PTĐ) được kiểm tra là 133.705 PTĐ các loại, trong đó có tới21.606 PTĐ đã hết hiệu lực kiểm định (công tơ điện: 12.092 PTĐ; đồng hồ nước: 9.100 PTĐ; thiết bị đo ngành Y tế 414 PTĐ). Ngoài ra, còn rất nhiều các PTĐ thông dụng ngoài thị trường tự do hết hiệu lực kiểm định chưa được quan tâm, quản lý; các PTĐ này chủ yếu được sử dụng tại các chợ, các quầy kinh doanh nhỏ lẻ nằm trên khắp các đường làng, ngõ xóm... Lý do chưa quản lý được là công tác quản lý tại địa bàn chưa phát triển theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐL. Hàng năm không có kế hoạch cụ thể cho việc kiểm tra, kiểm soát về ĐL, do cán bộ quản lý kiêm nhiệm nhiều việc; vì vậy, công tác QLĐL không được chú trọng, quan tâm. Mặt khác, trách nhiệm được giao không rõ ràng nên chưa biết phải làm gì, làm như thế nào, kiểm soát thị trường ra sao, đặc biệt là tại các xã, phường, thị trấn chưa nắm bắt được chủ trương, chính sách pháp luật về ĐL, dẫn đến việc QLĐL không có.


Theo Luật ĐL và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19.10.2012 hướng dẫn về thi hành Luật ĐL, trong đó đã phân cấp rõ trách nhiệm về QLĐL tại địa bàn đến tận cấp xã, phường, thị trấn, nhưng cho đến nay chưa có một đơn vị nào thực hiện được công tác quản lý tại địa bàn của mình, đặc biệt là các chợ xã, các quầy nhỏ lẻ tại địa bàn; mặt khác, các ban quản lý chợ (BQLC) chưa phát huy được công tác QLĐL tại địa bàn mình quản lý theo Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, ngày 27.10.2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng.


Theo chủ trương Bộ KH&CN, chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, đặc biệt là Quyết định chỉ đạo của UBND tỉnh về việc phát triển điểm cân đối chứng trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, Sở KH&CN đã triển khai phát triển điểm cân đối chứng đến các chợ trung tâm 10 huyện, thành phố; tuy nhiên chưa phát huy hết khả năng vì chủ trương chính của điểm cân đối chứng không chỉ phục vụ người dân cân lại hàng hóa của mình mà nó được hiểu như một điểm chuẩn cho một trung tâm giao thương, trao đổi và đó cũng là một PTĐ giúp BQLC, UBND huyện hàng tuần, hàng tháng kiểm tra hàng đóng gói sẵn và đối chứng với các PTĐ khác tại địa bàn, giúp BQLC hoặc người quản lý trực tiếp tại điểm cân nắm bắt được tình hình ĐL, ngăn chặn kịp thời các loại hàng không đủ định lượng, phương tiện đo không đủ tính pháp lý lưu thông tại địa bàn. Qua đó hàng tháng có báo cáo đến UBND huyện và các ban, ngành liên quan, đặc biệt là ban chỉ đạo bảo vệ người tiêu dùng, từ đó có kế hoạch thanh kiểm tra về đối tượng được chính xác giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác QLĐL tại địa phương...


Để giải quyết những tồn tại và những việc chưa thực hiện được, các ngành, các cấp phải thực sự quan tâm đầu tư về mọi mặt, thiết bị, con người và đặc biệt là UBND các huyện, thành phố phải tuân thủ các văn bản pháp luật đã được ban hành; chủ động xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển công tác QLĐL, chất lượng đến tận cấp xã, phường, thị trấn, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng lĩnh vực, từng cán bộ quản lý trực tiếp tại địa bàn theo theo quy định, giao cho các đơn vị liên quan chủ động hàng tuần, hàng tháng tổ chức kiểm tra đối với PTĐ tại các chợ, các quầy nhỏ lẻ có sử dụng, buôn bán PTĐ, hàng đóng gói sẵn, đồng thời hàng tháng có báo cáo đến UBND huyện, thành phố, Ban chỉ đạo bảo vệ người tiêu dùng, Chi cục TC- ĐL – CL, thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời ngăn chặn các loại PTĐ, hàng đóng gói sẵn và chất lượng hàng hóa không đảm bảo về ĐL với những giải pháp cụ thể.


Nhận thức đầy đủ và sâu sắc những thuận lợi, thách thức cũng như nắm chắc những nhiệm vụ to lớn về ĐL của toàn ngành trong thời kỳ hội nhập toàn diện về kinh tế với quốc tế, với tinh thần chủ động, tin tưởng rằng, trong thời gian tới, công tác QLĐL, chất lượng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, đáp ứng yêu cầu về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự mong mỏi của người dân nói chung và người tiêu dùng nói riêng.


Nguyễn Văn Lưu (Sở KH&CN Hà Giang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khơi dậy tiềm năng và phát huy tính tư duy sáng tạo trong lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng
HGĐT- Khơi dậy tiềm năng và phát huy tính tư duy sáng tạo, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ)... là mục đích của Cuộc thi Sáng tạo TTNNĐ tỉnh Hà Giang được tổ chức hàng năm.
29/11/2014
Tin nhắn rác hoành hành: Các nhà mạng thu được bao nhiêu tiền?
Khoảng 2-3 tháng nay, người dùng điện thoại di động của cả 3 nhà mạng lớn Viettel, MobiFone, Vinaphone bị "dịch" tin nhắn rác "hành" trở lại.
28/11/2014
Giao ban công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện 8 tỉnh phía Bắc
HGĐT- Hội nghị giao ban công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện 8 tỉnh phía Bắc gồm: Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái và Hà Giang, do Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực VIII thuộc Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Giang đã được tổ chức ngày 27.11 tại thành phố Hà
28/11/2014
Thế giới chạm mốc 3 tỷ “công dân mạng”
Theo nghiên cứu mới của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), thế giới đã có hơn 3 tỷ người kết nối internet, 2/3 số đó đang sống tại các nước đang phát triển.
27/11/2014