Thực tiễn thực hiện quyền giám sát của người dân bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch

08:17, 11/03/2024

BHG - Thời gian qua, trên Internet và các trang mạng xã hội đã có nhiều bài viết xuyên tạc về quyền giám sát của người dân. Nội dung các bài viết cho rằng quyền giám sát của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, xã hội mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện; đồng thời kêu gọi duy trì một xã hội dân sự. Thực tế, “Họ” đang cố tình không hiểu quyền giám sát của Nhân dân và kích động “diễn biến hoà bình” ở Việt Nam.

Giám sát của Nhân dân chính là hoạt động thể hiện bản chất dân chủ trực tiếp của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, cùng với các hoạt động khác của thể chế chính trị, hoạt động này ngày càng hoàn thiện. Hiến pháp Việt Nam năm 2013, quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về Nhân dân do Nhân dân quản lý và điều hành xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, nếu không phát huy được dân chủ và quyền giám sát của Nhân dân thì sẽ thất bại. Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, giám sát của Nhân dân; dân chủ nói chung, giám sát nói riêng ở Việt Nam thể hiện bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa với nội dung cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của Nhân dân, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân; được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” bảo đảm tất cả quyền lực, trong đó có quyền giám sát thuộc về Nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Thành quả gần 40 năm đổi mới đã khẳng định, Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy quyền giám sát của Nhân dân, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền giám sát của Nhân dân trong thực thi những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Như vậy, giám sát của Nhân dân là thực sự, không phải là hình thức. Vì vậy, phải tiếp tục phát huy vai trò, sự tham gia của Nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức, giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc Nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Mọi hoạt động của hệ thống chính trị phải phục vụ lợi ích của Nhân dân. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ nói chung, giám sát nói riêng và vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Việc các thế lực thù địch bôi nhọ, vu cáo trắng trợn, xuyên tạc quyền giám sát của người dân và kêu gọi duy trì một xã hội dân sự, là đi ngược lại chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lợi ích nguyện vọng, chính đáng của Nhân dân ta. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt phản động của chúng để Nhân dân hiểu rõ và cảnh giác.

Đặng Công Thành (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vai trò của cán bộ, đảng viên trong công tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện kịp thời chính xác các thông tin, luận điệu sai trái, phản động,  tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
31/07/2023
Công an tỉnh trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Chiều 26.7, Công an tỉnh tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Công an tỉnh Hà Giang năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
26/07/2023
 Không thể xuyên tạc thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
BHG - Theo Sách trắng Tôn giáo Việt Nam năm 2023: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của những người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước.
25/01/2024
Đấu tranh đẩy lùi thái độ bàng quan, dao động về tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”
24/07/2023