Đảng và Nhà nước ngày càng khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

08:35, 19/03/2024

BHG - Thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh chống phá cách mạng Việt Nam, chúng lợi dụng Internet và mạng xã hội, đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc, phủ nhận công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng, Nhà nước ta. Chúng cố tình không hiểu bản chất của tệ nạn tham nhũng là hiện tượng mang tính xã hội, là tệ nạn nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới, của các thể chế chính trị, mà tập trung quy chụp tham nhũng như chỉ có ở nước ta. Về nguồn gốc và bản chất, tham nhũng chính là sự lạm dụng quyền lực, tha hóa quyền lực để mưu đồ lợi ích cá nhân của một người hoặc một nhóm người (lợi ích nhóm) làm phương hại đến lợi ích của cá nhân khác, của tổ chức và xã hội. Do đó, việc các thế lực thù địch quy kết tham nhũng chỉ có và kịch phát dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền là luận điệu xuyên tạc trắng trợn, tư biện và sai lầm.

Ở bất cứ chế độ xã hội nào, tham nhũng cũng đều gắn với tình trạng quyền lực bị thao túng và bị tha hóa. Quyền lực của Nhà nước ta là do Nhân dân ủy thác, được phân công, phân nhiệm, ủy quyền cho các tập thể và cá nhân đảm trách. Chỉ có những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền nhưng thoái hóa, biến chất, thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; quan điểm, bản lĩnh, lập trường tư tưởng không kiên định, vững vàng, tính chiến đấu bị giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật kém; bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất tầm thường, sa vào chủ nghĩa cá nhân; thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của tổ chức, của Nhân dân, mới sa vào căn bệnh tham nhũng.

Thời gian qua, Đảng ta đã thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh kiên quyết với tệ tham nhũng bằng việc đề ra chủ trương, phương thức rất đúng và trúng để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó tập trung đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công tác này được Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng cảnh báo, răn đe, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm và đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt, “được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận''.

Kết quả đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đã cho thấy, tiến hành dân chủ, khách quan, minh bạch, không có vùng cấm, không có ngoại lệ “đã trở thành phong trào, xu thế” được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng. “Từ năm 2012 đến nay đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức Đảng và hơn 167.000 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý. Những con số nêu trên cho thấy quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng và Nhà nước trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Thời gian gần đây, đã và đang đưa ra xét xử những đại án tham nhũng điển hình sai phạm trong các lĩnh vực như AIC, FLC, Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB… và có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành bị kỷ luật, bị truy tố vì những sai phạm có liên quan đến tham nhũng, hối lộ là minh chứng rất rõ ràng cho quyết tâm, quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Có thể nói cuộc đấu tranh PCTN, tiêu cực đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những kết quả quan trọng đạt được trong đấu tranh PCTN góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, xây dựng văn hóa cầm quyền của một Đảng “là đạo đức, là văn minh”, khẳng định bản chất ưu việt của chế độ xã hội ta, đồng thời phản bác mạnh mẽ các luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bằng những việc làm thiết thực của mình, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che; kiên quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội. Điều đó khẳng định rằng luận điệu mà các thế lực thù địch đưa ra là hoàn toàn sai trái và bịa đặt nhằm vu khống, xuyên tạc, phủ nhận thành tựu trong đấu tranh PCTN, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta hòng thực hiện mục đích, ý đồ xấu. Do vậy, mọi người dân cần tỉnh táo, cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả công cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước ta.

Đặng Công Thành (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vai trò của cán bộ, đảng viên trong công tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện kịp thời chính xác các thông tin, luận điệu sai trái, phản động,  tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
31/07/2023
Công an tỉnh trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Chiều 26.7, Công an tỉnh tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Công an tỉnh Hà Giang năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
26/07/2023
 Không thể xuyên tạc thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
BHG - Theo Sách trắng Tôn giáo Việt Nam năm 2023: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của những người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước.
25/01/2024
Đấu tranh đẩy lùi thái độ bàng quan, dao động về tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”
24/07/2023