Tích cực hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực

08:26, 13/08/2018

BHG - Theo Ban chỉ đạo Phát triển thương mại biên giới và Hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) tỉnh, từ đầu năm đến nay, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đã triển khai quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của UBND tỉnh về hội nhập quốc tế, thu được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,04%. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,32%; công nghiệp và xây dựng tăng 17,43%; dịch vụ tăng 5,91%; thuế và trợ cấp sản phẩm tăng 3,84%. Tổng sản phẩm ước đạt 9.382,7 tỷ đồng, tăng 9,98% so với cùng kỳ.

Tỉnh ta đã chủ động đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong các lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài (NGO). Về phát triển doanh nghiệp, HTX, đã thực hiện cấp mới đăng ký kinh doanh cho 65 doanh nghiệp và 19 đơn vị trực thuộc, quy mô doanh nghiệp tăng với số vốn đăng ký 707 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Công tác quản lý các hoạt động thương mại biên giới, thực hiện các chính sách, nghị quyết của Trung ương về lĩnh vực thương mại biên giới và hội nhập KTQT được triển khai tốt. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu ước đạt 180 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 148 triệu USD, nhập khẩu đạt 32 triệu USD. Đã phối hợp với địa phương Trung Quốc tổ chức thành công Lễ công bố cặp cửa khẩu quốc gia Xín Mần – Đô Long; hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tỉnh Hà Giang và châu Văn Sơn (Trung Quốc). 

Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng và dần đi vào chiều sâu, tỉnh ta đã hợp tác với các nhà nghiên cứu Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright, hoàn thiện Chương trình hành động Đề tài chiến lược Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030. Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị “Giới thiệu Hà Giang” với sự tham dự các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tại hội nghị đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và thu hút, vận động các dự án viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài. Ngoài ra, Đoàn đại biểu của tỉnh đã tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại Du lịch quốc tế Trung - Việt (châu Văn Sơn) lần thứ 14 và Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Hà Giang, Việt Nam tại châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tại hội nghị đã ký kết 9 hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tổ chức thành công Đại hội Hội hữu nghị Việt - Trung tỉnh Hà Giang khóa I, nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Dù đạt được một số kết quả tích cực, song công tác hội nhập quốc tế của tỉnh vẫn còn những hạn chế như sự phối hợp giữa một số sở, ngành, địa phương chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ. Công tác tuyên truyền về hội nhập KTQT chưa hiệu quả, do sự tiếp cận và nhận thức về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) còn chậm. Thiếu kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về hội nhập KTQT cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, các doanh nghiệp. Việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng các chương trình, dự án trong tỉnh còn hạn chế. Công tác tập trung giải quyết thủ tục đầu tư của một số dự án chưa thật sự quyết liệt, thiếu tính chủ động ở một số ngành, địa phương. 

Để tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 26- CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cần duy trì thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các huyện, thành phố. Tiếp tục cập nhật thường xuyên các thông tin, chính sách về WTO, các FTA mà Việt Nam đã ký kết lên các phương tiện thông tin của tỉnh để nhân dân nắm bắt.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các kết quả nổi bật của năm Apec 2017: Những việc cần triển khai tiếp theo

Việt Nam sẽ tiếp tục gánh vác trọng trách của chủ nhà APEC 2017 trong những năm tiếp theo. Trước mắt, Việt Nam ta sẽ cùng Papua New Guinea thúc đẩy tiếp các sáng kiến của năm nay, tham gia hoạch định các chính sách dài hạn của APEC, đặc biệt là tham gia Nhóm Tầm nhìn APEC để đóng góp định hình hướng đi của APEC đến năm 2030, qua đó thể hiện vai trò chủ động, tích cực đóng góp cho các quan tâm chung của khu vực và quốc tế.

31/01/2018
Chiến lược hội nhập quốc tế của tỉnh, tầm nhìn đến năm 2030

BHG - Trước quá trình hội nhập tích cực, sâu rộng của Việt Nam khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu… tỉnh ta đã đề ra "Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, tỉnh chú trọng mở rộng, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với các địa phương Trung Quốc; tăng cường, mở rộng thiết lập mối quan hệ hợp tác...

30/05/2018
Các kết quả nổi bật của năm Apec 2017: Nguyên nhân thành công

Trong tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, song nhu cầu duy trì đà tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực và hợp tác APEC vẫn là mẫu số chung, Việt Nam đã đánh giá đúng nhu cầu này, khéo léo thúc đẩy tìm tiếng nói chung.

29/01/2018
Xín Mần tổ chức Lớp bồi dưỡng khiến thức, năng lực hội nhập quốc tế năm 2018

BHG - Ngày 25.7 tại Trung tâm hội nghị huyện, UBND huyện Xín Mần phối hợp với Sở Ngoại vụ tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế năm 2018, cho cán bộ, công chức viên chức và lãnh đạo quản lý trên địa bàn huyện. Dự lớp học có lãnh đạo Sở Ngoại vụ, lãnh đạo huyện. Trong thời gian 1 ngày tham dự lớp bồi dưỡng, các học viên được cập nhật thông tin đối ngoại và được truyền đạt các nội dung về kỹ năng xây dựng dự án, kỹ năng vận động tài trợ, do TS Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc văn phòng Plan tại Hà Giang truyền đạt.

 

26/07/2018