Đẩy mạnh bảo vệ di sản văn hóa trong hội nhập ASEAN

08:31, 13/09/2017

BHG - Hợp tác về văn hóa, xã hội trong ASEAN là lĩnh vực rộng, đan xen. Việt Nam là quốc gia có di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khu dự trữ sinh quyển thế giới... nhiều nhất trong ASEAN. Việc bảo vệ các di sản phục vụ cho việc phát triển du lịch là rất quan trọng. Một trong những sản phẩm của du lịch là Du lịch di sản. Tại Indonesia tháng 6 năm 2007, Bộ trưởng Du lịch 6 nước ASEAN đã ký tuyên bố chung sáng lập Chương trình du lịch “Trail of Civilization” - “Con đường văn minh” nối các cố đô là di sản thế giới trong ASEAN.

Tỉnh ta hiện có 69 di sản văn hóa, gồm: 23 di tích cấp quốc gia, 14 di sản văn hóa phi vật thể, 3 bảo vật quốc gia và 29 di tích cấp tỉnh. Trong đó, có những di tích quốc gia nổi tiếng đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn như: Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì. Danh lam thắng cảnh Hang Thiên Thủy xã Nàn Ma, huyện Xín Mần... Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình; Nghi lễ Cấp sắc của người Dao; Lễ hội Gầu Tào của người Mông; Tri thức thổ canh hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Hà Giang...

Cao nguyên đá Đồng Văn luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước.
Cao nguyên đá Đồng Văn luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước.

Theo đánh giá của ngành Văn hóa, dù Luật Di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tuy nhiên trong thời qua, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này, nhất là với các di tích lịch sử và di tích khảo cổ học ít khách du lịch đến tham quan. Trong khi đó, cán bộ thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu. Hầu hết các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VHTT&DL các huyện, thành phố không có cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực bảo tồn di sản, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý các hoạt động di sản văn hóa. Chưa có cơ chế, chính sách cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Hiện nay, trừ một số di tích có đông khách tham quan du lịch như: Nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, Thác Tiên, Đèo Gió và các di tích đền, chùa đã có Ban hoặc Tổ quản lý trực tiếp trông coi bảo vệ di tích. Còn lại, theo thống kê có 29/52 di tích không có người trực tiếp trông coi bảo vệ do không có kinh phí. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu những chính sách cụ thể để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân.

Để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu triển khai chương trình phối hợp với các Quỹ tài trợ của nước ngoài như: Các dự án về bảo tồn vốn văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số của Quỹ Đan Mạch; Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (Center for Educational Exchange with Viennam - CEEVN). Phối hợp với đoàn Việt Nam học và khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) gồm các giáo sư và nghiên cứu sinh về Việt Nam học thuộc trường Đại học Nagoya và Đại  học Quốc gia Osaka, Nhật Bản nghiên cứu về lịch Việt Nam qua góc nhìn miền núi. Phối hợp với đoàn Australia lấy mẫu đất tại di chỉ khảo cổ Đồi Thông, thành phố Hà Giang và Sủa Cán Tỷ, huyện Quản Bạ nhằm xác định niên đại tuyệt đối bằng phương pháp Phát quang kích thích quang (OSL) tại các di chỉ này. Phối hợp với đoàn chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản tham quan, nghiên cứu mô hình kiến trúc thời Trần trên địa bàn tỉnh, cụ thể là ba ngôi chùa thuộc huyện Vị Xuyên và trên địa bàn thành phố Hà Giang.

Theo các chuyên gia, thời gian phải mất hàng trăm, hàng nghìn năm mới làm hỏng 1 di tích, nhưng con người chỉ cần một năm hoặc vài tháng cũng có thể làm biến dạng một di sản. Khi muốn phục dựng phải tốn rất nhiều công sức, tiền của mà có khi không thể làm lại được, hoặc trùng tu rồi không có khách đến thăm. Vì vậy việc bảo tồn trùng tu di tích cần được tiến hành rất trách nhiệm, gắn kết ngay từ đầu giữa văn hóa và du lịch. Cần có cơ chế chính sách cho công tác quản lý, trông coi bảo vệ di tích, đặc biệt là các di tích không có nguồn thu từ vé tham quan.

 Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sự tham gia của Việt Nam ở ASEAN: Nguồn lực nhỏ, đóng góp lớn

Sự đóng góp của Việt Nam trong ASEAN thể hiện qua việc vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực càng ngày càng tăng lên

28/07/2017
Việc làm ý nghĩa nhân lên tình hữu nghị

BHG- Là 2 nước có chung đường biên giới, có vị trí địa lý cận kề, có những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, Việt Nam và Lào sớm có mối quan hệ mật thiết gắn bó máu thịt. Tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào không chỉ có từ rất sớm, mà còn rất bền chặt. 

27/07/2017
ASEAN phấn đấu vì một Cộng đồng chung không ma túy

Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ 38 về vấn đề ma túy (Hội nghị ASOD 38 vừa kết thúc thành công tốt đẹp sau 2 ngày làm việc chính thức (từ ngày 25-26/7) tại Hà Nội.

27/07/2017
Cộng đồng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam

2. Tác động của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam:Sự hình thành Cộng đồng ASEAN và việc triển khai tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 tại ra cả cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. Nhìn chung, các cơ hội về cơ bản là những lợi ích có được trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN trong hơn 20 năm qua, nhưng sẽ lớn hơn và cụ thể hơn; các thách thức cũng sẽ nhiều hơn và trực tiếp hơn.

26/07/2017