Đảng dẫn lối dân đi: Kỳ II - “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

11:17, 15/09/2023

BHG - Nghị quyết 27 của BCH Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống tạo “làn gió mới” trong đời sống đồng bào các dân tộc ở Hà Giang. Tinh thần nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện Nghị quyết 27 chính là “chìa khóa” để không chỉ phát huy hiệu quả các hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực, sức mạnh trong nhân dân để đầu tư sản xuất, phát triển KT – XH, giảm nghèo bền vững mà còn kịp thời phát hiện, biểu dương những điển hình tốt; phê phán, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc…

Truyền cảm hứng cho nhân dân

Thực hiện Nghị quyết 27, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, ngành trong tỉnh nghiêm túc triển khai, coi đó là “mệnh lệnh không lời” để trực tiếp truyền cảm hứng cho nhân dân học tập, làm theo. Đội ngũ đảng viên là lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” giữa Đảng với nhân dân, là nhân tố kết nối, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, góp sức cùng nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết 27.

Tổ vận động thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục trong đám tang.
Tổ vận động thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục trong đám tang.

Việc ban hành Nghị quyết 27 cho thấy Đảng bộ tỉnh đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; những vấn đề tồn tại, hạn chế lâu nay để lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung giải quyết. Theo Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tiến: Để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, vấn đề đầu tiên là củng cố, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 12, ngày 13.9.2021 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Đề án số 06, ngày 22.11.2021 về nâng cao chất lượng đảng viên, giai đoạn 2021 - 2025, gắn với chỉ đạo ban hành các hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng điều hành sinh hoạt chi bộ; tổ chức thực hiện, chỉ đạo điểm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai đảm bảo có sự chuyển biến mới trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và bài trừ hủ tục nói riêng. Ban hành Chương trình số 30, ngày 15.11.2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21, ngày 16.6.2022 của BCH T.Ư Đảng khóa XIII về tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.

Qua đó, nhận thức, trách nhiêm của cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên về sinh hoạt chi bộ được nâng lên; nền nếp sinh hoạt chi bộ được duy trì tốt hơn; nội dung, chất lượng sinh được cải thiện, phong phú hơn, sát, đúng với từng loại hình và thực tế của chi bộ; các bước sinh hoạt được thực hiện theo đúng trình tự, quy định, hướng dẫn, chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên rõ rệt… Đặc biệt, việc tuyên truyền lồng ghép bài trừ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu với nội dung các buổi sinh hoạt chi bộ để quán triệt đến từng đảng viên, gia đình được triển khai rộng rãi, có hiệu quả không chỉ ở cấp thôn, bản, tổ dân phố mà cả ở các buổi sinh hoạt chi bộ của các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện. Qua đó, tuyên truyền, vận động, hướng tới thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và bà con nhân dân về xóa bỏ hủ tục lạc hậu, hướng tới hiệu quả lâu dài và bền vững. Việc đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng được rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao về trình độ, nhận thức, gương mẫu, đi đầu đã góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền, vận động người nhà, người thân, đồng nghiệp, cộng đồng thực hiện xóa bỏ hủ tục.

Mèo Vạc là địa phương đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước thực trạng nhiều hủ tục tồn tại trong đời sống đồng bào dân tộc Mông, BTV Huyện ủy tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Mông trên địa bàn huyện để quán triệt tinh thần của tỉnh, huyện về thực hiện xóa bỏ hủ tục; trao đổi, lấy ý kiến vào dự thảo quy trình cải tiến trong đám tang của dân tộc Mông. Đồng thời, vận động cán bộ, đảng viên người Mông nêu gương, đi đầu xóa bỏ hủ tục, vận động gia đình, dòng họ thực hiện. Mặt khác, mời các cán bộ lãnh đạo của tỉnh và T.Ư là người dân tộc Mông đã thành đạt để trao đổi và truyền nhiệt huyết cho các cán bộ dân tộc Mông trên địa bàn. Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc, Phạm Văn Tú chia sẻ: Năm 2023 huyện phấn đấu 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp xã trở lên đi đầu trong vệ sinh môi trường. Huyện chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với Đảng ủy xã, thị trấn có cán bộ chủ chốt từ cấp xã đang sinh sống và sinh hoạt tổ đảng 213 tại địa bàn để theo dõi, giám sát. Đến nay, nhiều gia đình lãnh đạo chủ chốt từ cấp xã đã áp dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, có gia đình chủ động làm tường rào đá, cổng nhà truyền thống.

Đồng Văn có điều kiện tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội so với Mèo Vạc. Do đó, địa phương tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” trong bài trừ hủ tục; các xã, thị trấn xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền kết hợp với đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sông văn minh; ký cam kết gương mẫu thực hiện trong toàn huyện. Đến nay, hầu hết đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và gần 2 chục nghìn đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ký cam kết nêu gương.

Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 27 đến nay, huyện Đồng Văn tổ chức cho 1.553 hộ ký cam kết không để con em trong gia đình tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn tập trung để góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng tảo hôn. Từ năm 2021 đến tháng 3 năm 2023, chính quyền cấp xã đã tổ chức đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn tập trung cho 208 cặp. Có 1.260 cặp đã đăng ký kết hôn; có 727 cặp tổ chức đám cưới với nghi thức đơn giản, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm trong phạm vi gia đình, thân tộc, phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc; có 533 cặp không tổ chức đám cưới mà chỉ tổ chức tiệc nhẹ với hai gia đình nội ngoại.

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Đồng Văn, Dương Ngọc Đức cho biết: Thực hiện Nghị quyết 27, từ việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, huyện vận động được 6 dòng họ/nhánh dòng họ thực hiện đưa 13 người chết vào áo quan khi làm tang lễ, tiêu biểu như nhánh dòng họ Sùng thôn Má Lầu A- xã Má Lé; thôn Lô Lô Chải - xã Lũng Cú; nhánh họ Ly thôn Nhù Sa, thôn Mà Lủng - xã Lũng Táo; nhánh họ Thào thôn Chúng Pả B, nhánh họ Hầu thôn Sủa Pả A - xã Phố Cáo; nhánh họ Vàng, thôn Chúng Mung, thôn Đậu Chúa - xã Thài Phìn Tủng và thôn Khó Cho, xã Vần Chải; nhánh họ Giàng thôn Pù Trừ Lủng - xã Sủng Là. Vận động và ký cam kết được 7 dòng họ/nhánh dòng họ dân tộc Mông ký cam kết khi có người chết sẽ đưa vào áo quan khi làm tang ma và thực hiện văn minh trong việc tang…

Uốn nắn biểu hiện lệch lạc

Tính đến nay, toàn bộ 2.071 thôn, bản, tổ dân phố của tỉnh đều xây dựng và ban hành hương ước, quy ước; quy định cụ thể, chi tiết về phòng, chống hủ tục, về tổ chức việc cưới, việc tang, lễ tết, bài trừ mê tín, dị đoan trong sinh hoạt văn hóa tâm linh; giữ gìn vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh... Tuy nhiên, không ít cá nhân, tổ chức Đảng trên địa bàn tỉnh không thực hiện nghiêm túc các nội dung Nghị quyết 27.

Lãnh đạo huyện Mèo Vạc tuyên truyền, vận động người dân tham gia xóa bỏ hủ tục.                       Ảnh: KIM TIẾN
Lãnh đạo huyện Mèo Vạc tuyên truyền, vận động người dân tham gia xóa bỏ hủ tục. Ảnh: KIM TIẾN

Để tạo lan tỏa trong thực hiện Nghị quyết 27, các huyện, thành phố đã khen thưởng 48 tập thể, 140 cá nhân có nhiều thành tích trong triển khai và thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Đồng thời, nhắc nhở đối với những trường hợp vi phạm, chưa thực hiện tốt; nghiêm túc phê bình những cán bộ, đảng viên và nhân dân thiếu gương mẫu trong thực hiện Nghị quyết 27. Tỉnh thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời phát hiện cách làm hay, mô hình tốt để biểu dương, khen thưởng và đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế. Các cơ quan, đơn vị, địa phương kiểm tra, giám sát được 945 cuộc, tiêu biểu như: Huyện Vị Xuyên 224 cuộc, Mèo Vạc 177 cuộc, Đồng Văn 119 cuộc, Bắc Quang 118 cuộc, Xín Mần 98 cuộc, Hoàng Su Phì 26 cuộc...

Theo Giám đốc Sở Tư pháp, Trương Huy Huân: Hiện nay các chế tài, xử lý, xử phạt đối với các trường hợp không gương mẫu, không nghiêm túc chấp hành các quy định chung, quy ước, hương ước đang nằm rải rác các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghiêm cấm hành vi tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; Nghị định số 82, ngày 15.7.2020 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức tảo hôn đến 3 triệu đồng và đến 20 triệu đồng đối với hành vi kết hôn cận huyết thống. Ngoài ra, việc chưa đủ tuổi kết hôn sẽ không được chính quyền cấp xã làm thủ tục đăng ký kết hôn và không thể tách hộ nên hầu hết các cặp tảo hôn đều sống chung với cha mẹ, làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình. Đặc biệt, Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định người có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi hoặc tội giao cấu, hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đây là những hậu quả nặng nề của hủ tục tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, gây ra những hệ lụy to lớn về mặt gia đình và xã hội.

Trước việc không được quy định mức xử phạt bằng tiền hoặc hiện vật thuộc thẩm quyền xử lý của Trưởng thôn nên để uốn nắn các biểu hiện lệch lạc khi thực hiện Nghị quyết 27, các thôn đưa ra các hình thức xử lý như: Không bình xét công nhận “gia đình văn hóa” và phải đóng góp vào quỹ chung của thôn nếu phạt tiền đối với các hộ vi phạm; phạt ngày công làm các việc cho cộng đồng; đưa ra kiểm điểm tại tổ chức, đoàn thể mà người vi phạm đang sinh hoạt, đưa ra kiểm điểm trước hội nghị nhân dân.

Đồng Văn là một trong những địa phương quyết liệt chấn chỉnh biểu hiện lệch lạc khi thực hiện Nghị quyết 27. Sau hơn 1 năm, cấp huyện đã lập biên bản nhắc nhở, phê bình gia đình ông Dinh Chứ Pó, thôn Mo Só Tủng, xã Lũng Táo tổ chức đám tang cho bố đẻ với thời gian 5 ngày; nhắc nhở Đảng ủy xã Hố Quáng Phìn, Phố Cáo, Sính Lủng và yêu cầu báo cáo giải trình về việc để xảy ra tình trạng giết mổ nhiều gia súc trong đám tang (trong đó, xã Hố Quáng Phìn có 1 đám giết mổ 6 con bò; Phố Cáo có 1 đám giết mổ 4 con bò; Sính Lủng 1 đám giết mổ 3 con bò và trên 40 con lợn).

Bí thư Huyện ủy Đồng Văn Hoàng Văn Thịnh cho biết: Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 27, Ban Chỉ đạo của huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện và Đảng ủy các xã, thị trấn xử lý dứt điểm 237/237 cặp tảo hôn. Đảng ủy các xã, thị trấn quyết liệt trong công tác xử lý cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu khi để gia đình, người thân vi phạm các quy định về bài trừ các hủ tục. Theo đó, cho thôi chức vụ 1 Bí thư Chi bộ; khiển trách 2 đảng viên; xử lý hành chính 17 trường hợp, trong đó cho thôi chức vụ 1 Bí thư Chi bộ thôn Séo Lủng A, xã Sảng Tủng; khiển trách 2 đảng viên Chi bộ thôn Nhìa Lủng, xã Thài Phìn Tủng.

Nghị quyết 27 đã mang đến “làn gió mới” trong đời sống đồng bào các dân tộc Hà Giang. Hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu dần xóa bỏ; dưới ánh sáng soi đường của Đảng, niềm vui lớn đã tỏa lan trên miền đá biên cương. Để hôm nay, bản làng vui náo nức khi ấm no đã và đang hiện hữu.

Kỳ III: Toả lan niềm vui lớn

 Bài, ảnh:  KIM TIẾN

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trong sạch vững mạnh
BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến công tác tư tưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, khơi dậy tinh thần yêu nước, thúc đẩy các tầng lớp nhân dân hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng. Người dạy rằng: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm, trong và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất” (1).
30/08/2023
Đảng mang sức sống mới về bản Mông “5 không”

BHG - Pờ Chừ Lủng - một thôn 100% là đồng bào người dân tộc Mông đặc biệt khó khăn ở xã Ngam La, huyện Yên Minh từng là bản “5 không”: Không đường, không điện, không nước sạch sinh hoạt, không sóng viễn thông, không hộ trung bình khá. Nhưng nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, sức sống mới đang về với Pờ Chừ Lủng.

30/08/2023
Quy định 213 góp phần phát huy mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng với Nhân dân
BHG - V.I.Lê-nin lúc sinh thời nhấn mạnh, "một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất đối với Ðảng là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng". Chủ tịch Hồ Chí Minh, người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định, “Đảng dựa vào quần chúng, quan tâm đến quyền lợi của quần chúng, đi theo đường lối quần chúng, nếu xa rời quần chúng Nhân dân thì sẽ thất bại”.
28/08/2023
Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng vùng khó khăn, vùng có đạo - Kỳ cuối: Phát huy vai trò hạt nhân chính trị
BHG - Tổ chức Đảng ở cơ sở không chỉ giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân chính trị mà còn là “cầu nối” giữa Đảng với Nhân dân. Những năm qua, đặc biệt là trong hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025, các cấp ủy trong tỉnh giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân của TCCSĐ, trực tiếp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
24/07/2023