Hà Giang

Huyện Quang Bình: Nỗ lực tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS

09:58, 29/10/2014

HGĐT- Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn, việc lây truyền căn bệnh này. Những năm qua, huyện Quang Bình đã có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả góp phần đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.



Cán bộ Trung tâm Y tế huyện, thường xuyên xuống thôn bản tuyên truyền cho nhân dân cách phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.


Nhận thức được mối nguy hại của HIV/AIDS, ngành y tế huyện đã chủ động phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chú trọng vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người; tập trung giáo dục cho thanh, thiếu niên trong các trường học thông qua hoạt động ngoại khóa...


Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Quang Bình hiện nay 30 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 26 người chuyển sang giai đoạn AIDS. Nhiều bệnh nhân bi quan, chán nản, suy sụp tinh thần dẫn đến hành vi tiêu cực. Ở một số nơi, cộng đồng xã hội, thậm chí người thân vẫn còn tư tưởng kỳ thị, xa lánh bệnh nhân HIV/AIDS, mà nguyên nhân chính là do thiếu thông tin, kém hiểu biết. Trong những năm gần đây, số người nhiễm mới trên địa bàn đã giảm hẳn, nhờ sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị tại địa phương. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách HIV/AIDS thường xuyên xuống từng nhà người bệnh để tư vấn cho người nhà và người nhiễm, giúp người có HIV/AIDS biết cách tự chăm sóc bản thân và phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và xã hội. Qua đó, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng động viên họ bớt đi được những mặc cảm trong cuộc sống hàng ngày và hướng dẫn người có HIV/AIDS đến điều trị ARV hay tham gia xét nghiệm tự nguyện tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.


Ông Nguyễn Thanh Hoài, Cán bộ Trung tâm Y tế huyện cho biết: “Trước đây có đám ma của người chết vì AIDS, dân bản không ai dám đến, chỉ có cán bộ y tế và cán bộ xã cùng gia đình làm thủ tục khâm liệm, chôn cất. Sau khi mai táng, những người thân trong gia đình có người chết vì AIDS còn rắc vôi bột khắp nơi xung quanh nhà. Bây giờ khác rồi, bà con đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mọi người đều đến chia sẻ...”.


Để công tác phòng, chống HIV/AIDS thực sự có kết quả, ngành y tế huyện Quang Bình đã tổ chức nhiều chương trình truyền thông tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến thay đổi hành vi của người dân địa phương. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu có sự tham gia của người nhiễm HIV để họ có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm bản thân. Từ đó, xóa bỏ mặc cảm, tự ti và nhận được sự thấu hiểu, cảm thông từ cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 trường hợp cháu nhỏ bị nhiễm HIV lây truyền từ mẹ, đều có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên nhận những ánh mắt kỳ thị mọi người. Tuy nhiên, sau khi được vận động, tuyên truyền của các ban, ngành, đoàn thể; Ban chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS của huyện, sự kỳ thị đối với các em giảm rõ rệt. Các tổ chức xã hội đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ các em trong cuộc sống. Đặc biệt, sau khi có sự vận động của chính quyền địa phương đối với nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh, 4 em nhỏ đã được đến trường, hòa đồng cùng các bạn trong lớp. Theo một số người dân ở đây cho biết, nếu trước đây họ sợ và kỳ thị người bị nhiễm HIV như nhế nào thì giờ đây đã giảm bớt rất nhiều, vì vậy những người bị nhiễm HIV trong vùng có thể sinh hoạt bình thường cùng những người dân khác.


Với những kết quả đã đạt được, thời gian tới huyện Quang Bình quyết tâm khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; đẩy mạnh thông tin, giáo dục truyền thông; mở rộng các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và giảm tác động đến kinh tế do HIV/AIDS gây ra, hướng tới mục tiêu không còn người nhiễm HIV/AIDS.


Văn Quân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần có giải pháp quyết liệt giảm tỷ lệ sinh con thứ ba ở Mèo Vạc
HGĐT- Trong mấy năm qua, công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở huyện Mèo Vạc đã thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng trở lại, làm gia tăng dân số ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của huyện.
30/09/2014
10 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm
HGĐT- Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP, trong 10 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 30 người mắc; trong đó, 7 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc chủ yếu là do độc tố tự nhiên, đặc biệt là ngộ độc do ăn phải quả rừng và bánh ngô bị mốc...
29/10/2014
Xã Đông Minh 3 năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3
HGĐT- Lâu nay, vấn đề sinh con thứ 3 ở các huyện vùng cao luôn khó giải quyết. Thế nhưng, nhận thức được sự khó khăn của việc sinh đông con, nhà nghèo; người dân ở xã Đông Minh (Yên Minh) đã thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), giữ vững thành tích 3 năm liền không có người sinh con thứ 3, một tỷ lệ sinh thấp nhất huyện.
28/10/2014
Thực phẩm nào vẫn ăn được khi bị mốc?
Các chuyên gia cảnh báo, người dân thế giới đang lãng phí hàng tỉ tấn thực phẩm và đồ uống mỗi năm khi vứt bỏ những thứ còn dùng được, kể cả một số loại thực phẩm bị mốc. Câu hỏi đặt ra ở đây là những thực phẩm nào bị mốc chúng ta nên giữ lại và những loại nào thì không?
27/10/2014