Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam: Khó có khả năng lây ra cộng đồng

14:32, 04/10/2022

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh nội dung về khả năng xét nghiệm, phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ và nguy cơ lây bệnh ở nước ta.

GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, rất khó có khả năng trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước ta lây ra cộng đồng.
GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, rất khó có khả năng trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước ta lây ra cộng đồng.

Thưa ông, hiện nay việc quản lý bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ ở nước ta như thế nào?

GS.TS Phan Trọng Lân: Đây là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở nước ngoài, sau 4 ngày thì về Việt Nam, ghi nhận các biểu hiện lâm sàng ngày 18/9 và ngày 22/9 về Việt Nam, ngày 23/9 đã chủ động đến khám ở BV Từ Dũ. Sau đó được tư vấn vào BV Da liễu TPHCM, tiếp theo được chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới TPHCM. Toàn bộ quá trình chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở điều trị đã được khuyến cáo.

Trường hợp này khi về Việt Nam đã tới ngay cơ sở khám chữa bệnh. Các trường hợp có tiếp xúc, bao gồm những người trong gia đình và cán bộ y tế ngay từ đầu đã có sự theo dõi, giám sát. Đến nay, sau hơn 10 ngày, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân vẫn không có biểu hiện mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Về nguồn lây, đây trường hợp đã ở nước ngoài hơn 60 ngày và có biểu hiện ở nước ngoài, tức là mắc bệnh từ nước ngoài, chứ không phải mắc bệnh tại Việt Nam. Kể từ khi phát hiện nghi ngờ, bệnh nhân đã được coi như một trường hợp dương tính, vì vậy Bộ Y tế và TPHCM đã xử lý toàn bộ các khâu giám sát, xét nghiệm, khoanh vùng... theo hướng dẫn khuyến cáo.

Ông có nhận định như nào về nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam sau ca bệnh này?

GS.TS Phan Trọng Lân: Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân trên, ngay từ đầu đã được giao các viện, Sở Y tế TPHCM khoanh vùng xử lý, nguồn lây từ nước ngoài là bệnh nhân cũng đã được cách ly, điều trị.  Vì vậy, rất khó có khả năng trường hợp này lây ra cộng đồng tại Việt Nam.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đã ghi nhận ở trên 106 nước ngoài vùng lưu hành bệnh (châu Phi). Với tần suất mắc cao, địa bàn rộng, việc giao lưu đi lại không hạn chế thì nguy cơ xâm nhập bệnh tại Việt Nam là hiện hữu. 

Tuy nhiên, dù sự xâm nhập có hay không, chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng từ sớm. Các cơ sở y tế luôn phải nâng cao cảnh giác. Và mỗi người dân khi có biểu hiện nghi ngờ thì đến ngay các cơ sở y tế khai báo sớm để bản thân được phát hiện bệnh sớm và được tư vấn, điều trị sớm, đồng thời tránh lây nhiễm cho người khác.

Với bệnh nhân này đã có biểu hiện đặc trưng nào nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Với trường hợp này có biểu hiện sốt, đau người, đặc biệt có mụn nước, mụn mủ - đây là thời kỳ lây nhiễm bệnh. Các biểu hiện này phân biệt với bệnh khác. 

Cách đây không lâu, WHO cho rằng, các kít test xét nghiệm đậu mùa khỉ hiện nay trên thế giới rất hiếm. Vậy làm thế nào để chúng ta phát hiện các ca bệnh, thưa ông? Năng lực xét nghiệm của Việt Nam với bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? 

GS.TS Phan Trọng Lân: Đối với ca bệnh này tương tự như ca bệnh COVID-19 đầu tiên phát hiện tại Việt Nam. Chúng ta có những sinh phẩm sơ khai để làm được xét nghiệm, ít nhất là để phân biệt và kết luận được bệnh, cũng coi như triển khai các biện pháp phòng chống. Đồng thời, ngành y tế cũng sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế để có các sinh phẩm nghiên cứu, sinh phẩm thương mại để xét nghiệm.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ triển khai giải trình tự gene để đáp ứng nhu cầu khi có những ca cần xét nghiệm. 

Hiện nay, các trường hợp có nghi ngờ đầu tiên về lâm sàng, chúng ta đều xét nghiệm được bằng Realtime PCR và giải trình tự gene để phát hiện được ca bệnh.

Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên cập nhật, phối hợp với các tổ chức quốc tế để bảo đảm cập nhật kịp thời sinh phẩm, phương pháp chẩn đoán...

Hiện nay, chúng ta xây dựng kịch bản như nào khi đã phát hiện ca bệnh đầu tiên, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Hiện nay, ngành y tế đã xây dựng kịch bản khi chưa có ca bệnh, khi có ca xâm nhập và khi có ca lây trong cộng đồng. Các kịch bản đều linh hoạt để bảo đảm kịp thời phòng chống dịch.

Tỉ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới như nào thế nào, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Hiện nay, có 2 chủng lưu hành chính ở Tây Phi và Trung Phi, trong đó chủng lưu hành ở Tây Phi thì nhẹ hơn. Hầu hết các ca bệnh ghi nhận lưu hành ngoài châu Phi như châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác ghi nhận là chủng ở Tây Phi. Ca bệnh ghi nhận ở Việt Nam cũng là chủng của Tây Phi. 

Với chủng ở Tây Phi, tỉ lệ tử vong thấp hơn so với chủng ở Trung Phi. Tuy nhiên, cần có các đánh giá dịch tễ sâu hơn ở các ca bệnh trên các lứa tuổi khác nhau, các đối tượng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như có hoạt động liên quan tiếp xúc gần như da với da, miệng với da, mặt với mặt đối diện trong giao tiếp, các hoạt động tình dục với người có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Xin cảm ơn ông!

Theo baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học về mô hình đào tạo kép trong giải quyết việc làm cho học sinh
BHG - Sáng 30.9, Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh với đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình "Đào tạo kép" gắn với giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Dự có lãnh đạo Sở Lao động Thương binh - Xã hội; Đại học Công nghệ Hà Nội; Công ty Dinh dưỡng Hải Thịnh…
30/09/2022
Nỗi trăn trở của một Bí thư Đảng ủy xã
BHG - Cuối năm 2020, đồng chí Hoàng Quang Hùng đang là Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập thì được Huyện ủy Bắc Quang điều động đến làm Bí thư Đảng ủy xã Việt Vinh. Bao công việc bề bộn cuối năm vừa lo tổng kết năm, lo tổ chức đại hội đại biểu Đảng bộ xã, nắm bắt lập trường tư tưởng cán bộ, đảng viên, lo các chi bộ tổ chức đại hội đúng nguyên tắc, thủ tục bảo đảm thời gian chỉ đạo của huyện. Rồi lại lo việc tổ chức tốt, an toàn tuyệt đối và thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào tháng 5/2021. Công việc cứ rối mù lên nhưng rồi cũng được giải quyết đâu vào đấy.
30/09/2022
Khuyến học, khuyến tài vì tương lai tươi sáng
BHG - Những năm qua, dưới sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của các cấp Hội Khuyến học (HKH), phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT) trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa sâu rộng và có bước phát triển mạnh mẽ. Len lỏi trong mỗi khu dân cư, từ trung tâm thành phố đến các thôn, bản vùng sâu, ngọn lửa hiếu học đang được thắp sáng trong mỗi nếp nhà, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
30/09/2022
Xín Mần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài
BHG - Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã và đang được các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội huyện Xín Mần quan tâm chú trọng. Hoạt động Hội Khuyến học các cấp ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả, từng bước phục vụ thiết thực nhu cầu học tập suốt đời và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội.
29/09/2022