Ân nghĩa với người có công

18:36, 26/07/2021

BHG - Những ngày tháng 7, cả nước lặng mình tưởng nhớ các Anh hùng - Liệt sỹ đã hy sinh cho độc lập dân tộc; cùng với đó là các hoạt động tri ân, thể hiện trách nhiệm với những người đang sống, những người trở về sau bom đạn, khói lửa. Ngày 27.7 đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Đoàn viên, thanh niên huyện Đồng Văn dọn dẹp khuôn viên phần mộ Anh hùng Sùng Dúng Lù.
Đoàn viên, thanh niên huyện Đồng Văn dọn dẹp khuôn viên phần mộ Anh hùng Sùng Dúng Lù.

Căn nhà sàn đơn sơ của mẹ Lý Thị Xoa, mẹ Liệt sỹ Lý Văn Thàng nằm chênh vênh trên mỏm đồi của thôn Nà Toong, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên). Ngày thường, căn nhà chỉ có mẹ Xoa và con dâu (vợ Liệt sỹ Lý Văn Thàng) sinh sống. Năm nay mẹ đã 77 tuổi, đôi mắt đã mờ đi nhiều. Trong câu chuyện với chúng tôi, mẹ tâm sự: Con trai lớn hy sinh ở chiến trường, mẹ và con dâu đùm bọc nhau cùng sống, nuôi 2 cháu nội. Gia đình neo người, mẹ tuổi đã cao chỉ phụ giúp được việc vặt trong nhà nên con dâu phải bươn trải làm kinh tế, cuộc sống cũng tạm ổn định. Từ nhiều năm nay, mẹ được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo; các chế độ chính sách Nhà nước hỗ trợ mẹ đều được nhận đủ; các hội, đoàn thể trong xã thường xuyên đến giúp đỡ sửa sang, dọn dẹp nhà cửa. Nhờ thế, mẹ cũng được an ủi, vơi đi phần nào nỗi mất mát.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Những năm qua, từ các văn bản chỉ đạo của T.Ư, tỉnh ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và triển khai đến từng địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng. Từ đó huy động được sức mạnh của cộng đồng, mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân thể hiện tình cảm của mình góp phần chăm lo, giảm bớt khó khăn cho các đối tượng chính sách, người có công.

Mẹ Lý Thị Xoa thôn Nà Toong, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) xúc động khi tìm lại những kỷ vật của con trai - liệt sỹ Lý Văn Thàng.                    Ảnh: TƯ LIỆU
Mẹ Lý Thị Xoa thôn Nà Toong, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) xúc động khi tìm lại những kỷ vật của con trai - liệt sỹ Lý Văn Thàng. Ảnh: TƯ LIỆU

Tỉnh ta hiện có 2.857 người có công hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 616 thương binh, người hưởng chế độ như thương binh. Tại các địa phương, công tác đền ơn đáp nghĩa được thể hiện bằng nhiều hình thức; tổ chức nhiều hoạt động phong phú, việc làm nhân ái như: Lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm; giúp đỡ, chăm sóc mẹ liệt sỹ, con liệt sỹ; chăm sóc thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn… Các chế độ, chính sách được các địa phương thực hiện đúng, đủ, kịp thời. Hàng năm, tổ chức thăm, tặng quà vào các dịp lễ, Tết. Bên cạnh đó, công tác tu bổ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, bia ghi danh, đền thờ liệt sỹ được thực hiện với những nỗ lực cao nhất. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác định danh tính liệt sỹ được triển khai quyết liệt và đạt được kết quả quan trọng. Hàng ngàn hài cốt được tìm thấy và đưa về an táng tại nghĩa trang địa phương góp phần làm vơi đi nỗi đau của thân nhân. 

Như một sự tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc, ngày 27.7 hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn của dân tộc, là dịp để tri ân, tưởng nhớ những Anh hùng - Liệt sỹ và thể hiện trách nhiệm đối với những người còn sống, là các thương binh, người thân của các liệt sỹ. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” được triển khai mang tính giáo dục to lớn, góp phần nâng cao nhận thức, lòng tự hào của thế hệ hôm nay, vừa là nguồn động viên thiết thực cổ vũ người có công vượt qua mất mát, đau thương, khích lệ tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, khắc phục khó khăn vươn lên làm kinh tế và tham gia công tác xã hội, xây dựng quê hương.

Theo lãnh đạo Sở Lao động – TBXH, do dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, vì vậy, hoạt động thăm hỏi, tặng quà sẽ không tổ chức tập trung mà thực hiện linh hoạt đối với từng địa phương để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và vẫn đảm bảo kịp thời động viên, chia sẻ với các gia đình người có công. Những năm qua, việc thực hiện các chế độ, chính sách cũng như chăm lo cho người có công đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đối với những người đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, qua đó củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, ngành Lao động – TB&XH phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành và nhân dân giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng đầy đủ hơn.

 Bài, ảnh:  MY LY

 


Cùng chuyên mục

Ngộ độc quả Hồng Châu khiến 5 cháu nhỏ phải nhập viện

BHG - Vừa qua, 5 cháu nhỏ cùng trú tại thôn Cán Chu Phìn, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc phải nhập viện vì ăn quả Hồng Châu. Theo bà Và Thị Pà, mẹ cháu Thò Mí Xá, vào khoảng 17 giờ ngày 23.7, 5 cháu gồm Thò Mí Xá, 12 tuổi; Thò Mí Sính, 10 tuổi; Thò Mí Nô, 9 tuổi; Thò Mí Vư, 10 tuổi; Thò Mí Thành, 9 tuổi cùng trú tại thôn Cán Chu Phìn rủ nhau đi chơi ở thôn Há Dấu Cò, xã Cán Chu Phìn. Trên đường đi, các cháu thấy quả rừng to bằng quả táo chín có màu tím (quả Hồng Châu)

26/07/2021
Người dân yên tâm tiêm vác xin Covid-19 sau khi đã được khám sàng lọc

BHG - Hiện nay, tỉnh Hà Giang đang cùng cả nước bước vào Chiến dịch tiêm chủng vác xin Covid-19. Với nỗ lực phấn đấu trên 70% dân số sẽ được tiêm vác xin để đạt miễn dịch cộng đồng, góp phần ngăn chặn đại dịch. Để người dân có thể hiểu hơn về ý nghĩa của việc tiêm vác xin cũng như các hoạt động đảm bảo an toàn sau tiêm tại các cơ sở y tế, phóng viên Báo Hà Giang điện tử có cuộc phỏng vấn bác sỹ Trần Hoài Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Minh, TP. Hà Giang, cơ sở y tế được tỉnh giao nhiệm vụ tiêm vác xin Covid-19 cho nhân dân.

26/07/2021
Yên Minh tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho trên 84% đàn trâu, bò

BHG - Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC), huyện Yên Minh đã tích cực phòng, dập dịch bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, trích ngân sách huyện 875 triệu đồng, mua 25.000 liều vắc xin tiêm phòng. Cùng với nguồn vắc xin được Chi Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp, đến nay, toàn huyện đã hoàn thành tiêm vắc xin cho 25.300 con trâu, bò, chiếm tỷ lệ trên 84% tổng đàn.

26/07/2021
Bảo đảm an ninh, an toàn các nhà máy thủy điện trong mùa mưa lũ

BHG - Trên địa bàn tỉnh hiện có 77 dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất lắp máy là 1.061,9 MW. Trong đó đã đưa vào khai thác 36 dự án với tổng công suất lắp máy 725,7 MW; 11 dự án đang được thi công xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong năm tới; 30 dự án đang trong giai đoạn đầu tư.

26/07/2021