Bắc Mê chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

08:21, 17/07/2019

BHG - Huyện Bắc Mê có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Mông, Xuồng, Giấy, Bố Y... trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94,4%; số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 33%. Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, trong những năm qua, huyện đã chú trọng và triển khai nhiều chương trình, chính sách hướng đến đồng bào dân tộc ít người.

Công tác dân tộc và việc thực hiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp, ngành trong huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 là 57.764 triệu đồng; Chương trình 135 và 30a giai đoạn 2016 – 2018 là 4.897 triệu đồng với 4.769 lượt hộ hưởng thụ... Qua đó, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bước cải thiện, đường giao thông đi lại thuận lợi, tình hình di cư tự do giảm đáng kể; trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên... Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm dần, với 4.235 hộ nghèo chiếm 47,2% năm 2010 và đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 3.576 hộ chiếm 30%, thu nhập bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng/năm.

Nuôi cá mang lại cho gia đình chị Củng Thị Mây, thôn Tiến Xuân, xã Yên Cường nguồn thu nhập khá.
Nuôi cá mang lại cho gia đình chị Củng Thị Mây, thôn Tiến Xuân, xã Yên Cường nguồn thu nhập khá.

Để có được kết quả trên, huyện đã triển khai và đưa ra những chỉ tiêu cho từng giai đoạn. Theo đó, Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, việc làm, dạy nghề và Chương trình 135 của huyện đã duy trì thực hiện các chính sách, dự án hiện hành, giải pháp cho Chương trình 135 gắn với xây dựng Nông thôn mới bằng việc giao chỉ tiêu, kế hoạch và phân bổ ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH; xây dựng kế hoạch trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực phân công các thành viên chủ động duy trì và triển khai các chính sách, chương trình theo từng lĩnh vực được phân công phụ trách; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đối thoại chính sách với người nghèo; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở ở các xã, thị trấn, thôn, bản; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo.

Pu Péo là một trong những dân tộc ít người của huyện Bắc Mê với 23 hộ và 138 khẩu, sống tập trung tại 2 xã Yên Cường và thị trấn Yên Phú. Trong những năm qua, với việc nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền đã góp phần thay đổi cuộc sống của những người dân Pu Péo nơi đây. Bác Tráng Mìn Lèng, người Pu Péo sống tại thôn Tiến Xuân, xã Yên Cường cho biết: “Dòng họ của chúng tôi đã sống tại đây từ lâu. Trước đây cuộc sống còn khó khăn và cổ hủ, đặc biệt là việc chỉ được lấy người trong dòng họ, không được phép lấy người ngoài, bởi vậy dẫn đến việc hôn nhân cận huyết; lương thực thì được ít với những giống lúa địa phương năng suất kém. Nhưng, kể từ khi được Đảng và Nhà nước hỗ trợ đã góp phần thay đổi cuộc sống của chúng tôi thông qua việc hỗ trợ tu sửa nhà cửa, tấm lợp, học phí, phân bón, giống, kỹ thuật chăn nuôi... Từ những hiệu quả bước đầu mọi người đã đua nhau phát triển kinh tế, ứng dụng những giống mới năng suất cao vào sản xuất, trẻ nhỏ thì khích lệ nhau đi học. Gia đình tôi có 5 người con, đứa nào cũng học hết lớp 12, có đứa đi học chuyên nghiệp, hiện đang làm việc và lập gia đình dưới Hà Nội”. Bác Lèng cũng khẳng định, cuộc sống của người Pu Péo giờ không còn bó hẹp và biệt lập trong thôn nữa mà đã và đang tiếp cận với những tiến bộ mới trong xã hội…

Có thể nói, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Mê ngày càng mang tính xã hội với việc thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể và sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Bắc Mê đã có phương hướng, giải pháp cụ thể cho các giai đoạn tiếp theo; khắc phục những bất cập và vấn đề nảy sinh trong thực hiện chương trình, chính sách giai đoạn 2016 – 2020; bố trí kinh phí hỗ trợ hộ nghèo một cách hợp lý, kịp thời; khen thưởng các địa phương có kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện và các mô hình cần nhân rộng...

Bài, ảnh:  HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

BHG - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì luôn phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn, tích cực triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tạo ra những chuyển biến vượt bậc trong phát triển KT – XH, xây dựng Nông thôn mới.

17/07/2019
Ký kết công tác phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn lưới điện

BHG - Ngày 15.7, Công ty Điện lực Hà Giang và Công an tỉnh tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác bảo vệ an ninh, an toàn hệ thống công trình điện trên địa bàn tỉnh. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Giang và Công an tỉnh cam kết thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và phát triển Công ty Điện lực Hà Giang; đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức và hoạt động, sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, đội ngũ cán bộ đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật...

16/07/2019
Cán bộ, công chức, viên chức tích cực thực hiện văn hóa công sở

BHG – Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng và nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp của viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, gương mẫu, chuyên nghiệp, kỷ cương, trách nhiệm, tận tình, thân thiện...

16/07/2019
Hội nghị BCH một số hội, đơn vị

BHG - Ngày 15.7, BCH Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 7 (mở rộng), nhiệm kỳ 2016 – 2021 nhằm đánh giá công tác Hội 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ (PN) toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI.

 

15/07/2019