"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững

08:43, 04/02/2019

Xuân 2019 - Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng, giúp người lao động có được “cần câu” để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững. Với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đang gặt hái được nhiều thành công; trao thêm nhiều cơ hội cho người dân vươn lên làm chủ cuộc sống.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 45%. Để hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết, Sở LĐ-TB&XH chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm như: Chỉ thị về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh; chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao; nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020…

Học viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh thực hành sửa chữa xe máy.
Học viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh thực hành sửa chữa xe máy.

Sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống các cơ sở dạy nghề, giáo dục nghề nghiệp có nhiều đổi mới, tinh gọn bộ máy, phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. Các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra các chỉ tiêu và tổ chức điều tra, khảo sát lực lượng lao động được đào tạo nghề và  chưa qua đào tạo nghề, nhất là đối với các xã điểm xây dựng Nông thôn mới. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn nghề nghiệp cho người dân, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên khu vực nông thôn; tuyên truyền, vận động người dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để ứng dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với giải quyết việc làm, tỉnh tập trung đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh phối hợp đào tạo với Công ty Cổ phần hỗ trợ công nghiệp phụ trợ Nhật - Việt; các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Mê, Quang Bình ký thỏa thuận đào tạo và đưa lao động đi làm việc tại Tập đoàn Than khoáng sản… Năm 2018, toàn tỉnh đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cho trên 10.900 người, trong đó đào tạo cơ bản 481 người; đào tạo Trung cấp 789 người; đào tạo Sơ cấp trên 9.650 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 51%.

Các doanh nghiệp giới thiệu việc làm tại Hội chợ việc làm huyện Vị Xuyên.
Các doanh nghiệp giới thiệu việc làm tại Hội chợ việc làm huyện Vị Xuyên.

Song hành với đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cho người lao động luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng. Sở LĐTB&XH quan tâm, mở rộng thị trường lao động; đẩy mạnh liên kết và cung ứng lao động cho các tỉnh; đổi mới hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp; tham mưu cho tỉnh ký thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới giữa tỉnh Hà Giang với châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam và thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); ban hành Quy chế phối hợp quản lý lao động sang Trung Quốc làm việc; thí điểm lựa chọn doanh nghiệp đưa lao động sang Trung Quốc làm việc theo thỏa thuận. Trong năm, đã đưa trên 420 lao động sang Trung Quốc làm việc theo thỏa thuận.

 Phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; tại đây, người lao động được tư vấn trực tiếp, tìm hiểu, lựa chọn thị trường lao động phù hợp với trình độ, năng lực; các doanh nghiệp có điều kiện tuyển dụng các vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Các cơ sở đảo tạo nghề tổ chức đào tạo ngành, nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; các huyện, thành phố thường  xuyên tổ chức hội chợ việc làm, Diễn đàn Khởi nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ về cơ chế chính sách, khuyến khích người lao động sau đào tạo áp dụng kiến thức, KHKT vào sản xuất, kinh doanh.

Năm 2018, toàn tỉnh đã giải quyết cho 1.015 dự án vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm với số tiền trên 45 tỷ đồng; tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho trên 9.100 người; giới thiệu việc làm cho trên 1.200 người; giải quyết việc làm cho trên 19.780 người, trong đó có trên 9.840 lao động đi làm việc ngoại tỉnh và 657 người xuất khẩu lao động; có trên 75% lao động qua đào tạo nghề có việc làm. Hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đã góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn nhiều khó khăn do việc sáp nhập các Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện; sáp nhập Trường Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật với Trường Cao đẳng Nghề khiến cơ sở vật chất không đồng bộ; kinh phí cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm hạn chế; người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ và trình độ nghề nghiệp để xuất khẩu lao động…

 Trao đổi với phóng viên, đồng chí Sùng Đại Hùng, Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Trong thời gian tới, Sở LĐTB&XH huy động mọi nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề; mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để liên kết đào tạo và đào tạo nghề theo đơn đặt hàng; đẩy mạnh phối hợp cùng với các huyện, thành phố rà soát thực trạng nguồn lao động của tỉnh; tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm; chú trọng đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; mở rộng thị trường lao động để đưa lao động Hà Giang đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đổi mới công tác tư vấn, giới thiệu việc làm để kết nối cung - cầu lao động; kêu gọi doanh nghiệp vào địa bàn đầu tư để tạo việc làm tại chỗ cho người lao động…”.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lan tỏa sắc Xuân nơi đầu sóng…

BHG - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, chuyến tàu 285 xuất phát từ thành phố Hạ Long như cánh Én mang mùa Xuân đến sớm hơn với các cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên các tuyến đảo Trần, đảo Trà Bản của tỉnh Quảng Ninh. Thời điểm này, tại các xã đảo, không khí Tết cũng đang lan tỏa khắp nơi. Dù không nhộn nhịp chợ hoa hoặc trang hoàng lộng lẫy, nhưng mùa Xuân cũng đã kịp về với nơi đầu sóng, ngọn gió và Tết ở nơi đây cũng có ý nghĩa rất riêng và thiêng liêng đến lạ thường!

 

31/01/2019
Chăm lo Tết cho công nhân, người lao động

BHG - Lương, thưởng và các chế độ khác trong dịp Tết Nguyên đán luôn là điều công nhân, người lao động (CN - NLĐ) trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp quan tâm. Dù không có nhiều doanh nghiệp lớn và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực sự nổi bật, thậm chí có những đơn vị hoạt động cầm chừng…, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực chăm lo đời sống cho NLĐ mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

 

30/01/2019
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Đức Thanh chúc mừng Viettinbank Hà Giang

BHG - Trong không khí phấn khởi chuẩn bị bước vào năm mới Kỷ Hợi 2019 và niềm hân hoan của toàn thể CBNV khi đưa vào hoạt động trụ sở làm việc mới, ngày 29.1, VietinBank Hà Giang vinh dự được đón bác Triệu Đức Thanh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm, chúc mừng và tặng bức tranh cho VietinBank Hà Giang.

30/01/2019
Cấp gạo cứu đói cho hơn 5.400 hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

BHG - Sở LĐ-TBXH tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang tiếp nhận 359.700 kg gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ theo Quyết định số 106/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ "về việc cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để cứu đói cho nhân dân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019" cho 10 huyện gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê.

30/01/2019