Thành phố Hà Giang nỗ lực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

16:28, 05/12/2018

BHG - Mặc dù còn bộc lộ những hạn chế, song công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) luôn được cấp ủy, chính quyền, ngành chuyên môn của thành phố Hà Giang (TPHG) đặc biệt quan tâm. Vì đây chính là một trong những nguyên tắc, "chìa khóa vàng" để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của mỗi người.

Đoàn Kiểm tra liên ngành VSATTP kiểm tra việc pha chế đồ uống tại cơ sở kinh doanh Cappuccino Coffce (tổ 13, phường Nguyễn Trãi).
Đoàn Kiểm tra liên ngành VSATTP kiểm tra việc pha chế đồ uống tại cơ sở kinh doanh Cappuccino Coffce (tổ 13, phường Nguyễn Trãi).

Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP nhằm góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức, hành vi của người kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố (TAĐP). Do vậy, Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ thành phố đến cơ sở đã triển khai nhiều nội dung tuyên truyền phong phú, thiết thực, hiệu quả. Trong đó, chú trọng tuyên truyền: "10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn", "5 chìa khoá vàng để có thực phẩm an toàn"; quy định về điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ TAĐP. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm từ TAĐP do không đảm bảo VSATTP; hay cách phòng, chống và xử trí khi bị ngộ độc rượu, thức ăn; chế tài xử phạt vi phạm hành chính về VSATTP… Cùng với đó, chủ cơ sở, nhân viên phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý được cơ quan chuyên môn của thành phố tập huấn kiến thức VSATTP với nhiều nội dung quan trọng liên quan như: Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh, kiểm tra chất lượng VSATTP; quản lý VSATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống… cơ quan chuyên môn của thành phố còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trên 1.000 người/761 cơ sở là những người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng ăn uống, quán ăn, bếp ăn tập thể,… nhằm phát hiện các bệnh truyền nhiễm có thể lây sang thực phẩm. Qua kiểm tra cho thấy, 100% cơ sở kinh doanh không có người mắc bệnh truyền nhiễm và được ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo VSATTP. Cùng với kết quả trên, từ năm 2017 đến nay, TPHG đã duy trì Mô hình Điểm dịch vụ ăn uống, TAĐP tại 3 phường: Minh Khai, Trần Phú, Nguyễn Trãi. Thực hiện mô hình này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP cơ bản chấp hành tốt các điều kiện về đảm bảo VSATTP như: Không gian kinh doanh sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm; thức ăn được che đậy, bảo quản hợp vệ sinh, chống ruồi, bụi bẩn, các loại động vật gây hại; dụng cụ xúc, gắp thực phẩm sạch sẽ; không để lẫn giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín… Đặc biệt, trên 90% người kinh doanh TAĐP được khám sức khỏe định kỳ và tập huấn kiến thức về VSATTP. Đồng thời, có sổ ghi chép nguồn gốc thực phẩm; có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải đựng trong thùng có nắp đậy và hợp vệ sinh - Bác sỹ Phùng Văn Tiến, Trưởng phòng Y tế TPHG cho biết thêm.

Nhằm đảm bảo thường xuyên duy trì việc chấp hành các điều kiện VSATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; từ đầu năm 2018 đến nay, TPHG đã tổ chức 9 Đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP, tại 754/761 cơ sở. Trong tổng số cơ sở kinh doanh được kiểm tra, có 667 cơ sở đạt VSATTP, 87 cơ sở có vi phạm về VSATTP; thu nộp ngân sách nhà nước trên 38 triệu đồng. Trong đó, 6 cơ sở buộc phải tiêu hủy 20 mặt hàng (bim bim, cánh gà, sữa chua, thạch, kẹo mút…) với số lượng sản phẩm tiêu hủy lên đến 83 kg. Đặc biệt, Đoàn đã kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các điều kiện VSATTP của 376 cơ sở kinh doanh TAĐP. Trong đó, 39 cơ sở bị nhắc nhở, 6 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 12 triệu đồng, vì không lưu mẫu thức ăn theo quy định, không bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh; sử dụng nguyên liệu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn để chế biến thực phẩm; không có đủ thiết bị, biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại theo quy định... Đặc biệt, cơ quan chuyên môn của thành phố còn giám sát, kiểm tra và lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra bằng Test thử nhanh VSATTP đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Trong 234 cơ sở được kiểm tra, chỉ có 86% cơ sở đạt tiêu chuẩn và 14% số cơ sở không đạt tiêu chuẩn VSATTP. Trong 188 mẫu xét nghiệm bằng Test thử nhanh đều đạt VSATTP. Song, trong 277 mẫu xét nghiệm các loại dụng cụ bao gói sẵn thì có 26 mẫu không đạt VSATTP...

"Qua công tác kiểm tra việc chấp hành đảm bảo VSATTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP trên địa bàn TPHG đã tạo nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để thực phẩm khi lên đến bàn ăn thực sự đảm bảo VSATTP, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, lương tâm, trách nhiệm của chủ cơ sở và người chế biến thực phẩm" - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TPHG Nguyễn Quốc Việt trăn trở.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Mèo Vạc tiếp nhận hơn 370 tấn gạo cho học sinh

BHG - Từ ngày 15 đến 30.11, huyện Mèo Vạc tiếp nhận và hoàn thành cấp phát 370,295 tấn gạo để hỗ trợ cho các em học sinh vùng khó khăn, học sinh nghèo trên địa bàn trong đợt 2 học kỳ I, năm học 2018-2019, theo Nghị định 116/2016/NĐ - CP của Chính phủ. Trong đợt này, toàn huyện Mèo Vạc có 8.463 em học sinh thuộc 37 đơn vị trường học có học sinh bán trú được hỗ trợ gạo. Định mức hỗ trợ 15kg/học sinh/tháng.

30/11/2018
Khó khăn trong quản lý giết mổ gia súc trên địa bàn thành phố Hà Giang

BHG - Hiện, thành phố Hà Giang có trên 100 cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (chủ yếu là thịt lợn); trong đó, trên 70 hộ kinh doanh thực phẩm thịt gia súc, gia cầm tươi sống tại các chợ: Chợ trung tâm, chợ Minh Khai, Nguyễn Trãi, Ngọc Hà, Quang Trung,… và khoảng 20 cá nhân kinh doanh không thường xuyên tại các nhà dân, ngõ phố và bán rong. Thời gian qua, thành phố đã tập trung nhiều giải pháp tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc (GMGS)...

30/11/2018
Bài học quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

BHG - Huyện Quang Bình có 70 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (CNSHNT) tập trung do huyện làm chủ đầu tư, 6 công trình do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN&PTNT) làm chủ đầu tư và hầu hết được khởi công xây dựng từ giai đoạn 2004 - 2016. Thời gian qua, nhiều công trình đã góp phần giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương; nhưng do cách quản lý còn bất cập dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang.

 

30/11/2018
Sắp xếp cán bộ nữ vào vị trí lãnh đạo xã ở Đồng Văn

BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và coi trọng vai trò của phụ nữ, đặc biệt đánh giá cao vai trò của họ trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xây dựng tổ chức Đảng. Người cũng nhấn mạnh: "Đặc biệt phải chú ý cất nhắc cán bộ phụ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp với phụ nữ". Chăm lo công tác cán bộ nữ, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chỉ đạo thực hiện như: Nghị quyết số 04-NQ/TW về "Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới"; Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư về "Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới"…

 

29/11/2018