Nữ cán bộ tín dụng tận tụy với công việc

09:34, 09/06/2018

BHG - “Giỏi việc ngân hàng - đảm việc nhà” là những nhận xét mà đồng nghiệp, bạn bè dành cho chị Sầm Thị Thanh Huệ (sinh 1983), cán bộ Phòng Giao dịch huyện Quản Bạ. Là một cán bộ tín dụng, chị Huệ không chỉ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà còn để lại hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân về người cán bộ ngân hàng trách nhiệm, nhiệt huyết.

Sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Giang, sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, chị Huệ đã gắn bó với Phòng Giao dịch huyện Quản Bạ từ những ngày đầu mới thành lập. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, chị luôn không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm. Hiện, chị là cán bộ Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng; những người được xem là cấu nối giữa ngân hàng với khách hàng.

Chị Huệ luôn nỗ lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Chị Huệ luôn nỗ lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Có thể nói, cán bộ làm tại các Phòng Giao dịch huyện rất vất vả và cán bộ tín dụng còn vất vả hơn; đặc biệt đối với “phái yếu”. Nhưng chị Huệ luôn xác định: Lấy sự phát triển của ngân hàng làm mục đích phấn đấu, do đó chị luôn nêu cao tính kỷ luật, chấp hành tốt mọi chủ trương của ngành, quy chế của cơ quan; trung thực trong xử lý nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ tín dụng là tiếp cận khách hàng, thẩm định, quyết định cho vay, quản lý dư nợ... Công việc của chị gặp không ít áp lực về thời gian, chỉ tiêu cũng như doanh số tín dụng.

Chị Huệ chia sẻ, đối với người cán bộ tín dụng, việc giữ mối liên hệ với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể rất quan trọng. Hiện, chị được phân công phụ trách 3 xã: Quyết Tiến, Đông Hà và Cao Mã Pờ; quản lý 47 Tổ TK-VV. Để quản lý tốt địa bàn, hàng tháng, chị lập kế hoạch công việc cụ thể như: Hoạt động quản lý dư nợ, thu lãi tín dụng, thu nợ quá hạn, giải ngân… Không quản đường xa, chị đến tận từng thôn, bản để tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của cấp ủy, chính quyền; việc triển khai các chương trình tín dụng của ngân hàng tới người dân. Đặc biệt, đối với công tác thẩm định, giải ngân vốn vay đã để lại cho chị không ít kỷ niệm khó quên.

Chị Huệ thường xuyên đi cơ sở kiểm tra, động viên các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chị Huệ thường xuyên đi cơ sở kiểm tra, động viên các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Không ít khó khăn do địa bàn rộng, đi lại vất vả, bất đồng về ngôn ngữ, trình độ dân trí… nhiều hộ vay vốn thường xuyên đi làm thuê tại Trung Quốc gây ra những khó khăn trong thu lãi tồn, nợ quá hạn. Tuy nhiên, không vì vậy mà chị nản lòng. Đồng nghiệp tại cơ quan, chính quyền địa phương, các đơn vị phối hợp luôn thấy ở chị sự nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. “Ngày đi, đêm về” các thôn, bản xa xôi tại 3 xã phụ trách chị đều có mặt. Với phương châm gần dân, sát dân, cùng ăn, cùng chia sẻ và tìm hiểu về nhu cầu vay vốn; những khó khăn trong phát triển kinh tế của bà con được chị Huệ kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành phụ trách vào cuộc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn và sử dụng có hiệu quả. Trên cơ sở đó, chị còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để xây dựng các chưng trình, kế hoạch nhằm đáp ứng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu vay vốn.  Quản lý tốt địa bàn, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH giải ngân tại 3 xã chị phụ trách không ngừng tăng, tổng dư nợ gần 64 tỷ đồng, trên 1.700 hộ vay vốn và đều sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Ông Lê Tuấn Quang, Giám đốc Phòng Giao dịch huyện Quản Bạ nhận xét: Chị Huệ là một cán bộ tín dụng yêu nghề, nhiệt huyết và có trách nhiệm trong công việc. Mặc dù là cán bộ nữ, áp lực công việc lớn nhưng chị không chỉ có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi về chuyên môn mà còn đề xuất, tham mưu với lãnh đạo nhiều phương án, kế hoạch làm việc sáng tạo, hiệu quả… Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK-VV, giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn.

Với những nỗ lực, cố gắng, chị Huệ nhiều lần được nhận Bằng khen, Giấy khen của Công đoàn Ngân hàng CSXH Việt Nam và các cấp, ngành về hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

Bài, ảnh: PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo thực trạng, đề xuất giải pháp hỗ trợ phụ nữ kết hôn xuyên biên giới

BHG - Ngày 8.6, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thảo thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ phụ nữ kết hôn xuyên biên giới khu vực miền núi phía Bắc. Các đồng chí: Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHPN Việt Nam và Lê Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.

08/06/2018
Cháy nhà tại thôn Tà Vải, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang)

BHG - Tối 7.6, tại thôn Tà Vải, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn mái nhà 3 gian, nhà bếp, các công trình phụ và nhiều tài sản của gia đình anh Lương Văn Tuấn. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22h ngày 7.6, anh Tuấn phát hiện đám cháy từ khu vực chuồng lợn của gia đình và đã hô hoán kêu mọi người đến dập lửa. 

08/06/2018
Quang Bình nêu cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

BHG - Nhằm tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) huyện Quang Bình đã triển khai nhiều đợt thanh, kiểm tra và tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện VSATTP đến đông đảo nhân dân. Là huyện có 13/15 xã, thị trấn có chợ nông thôn và 366 cơ sở sản xuất, sơ, chế biến, kinh doanh thực phẩm. 

07/06/2018
Được kè liệu có... mất đường!?

BHG - Công trình Kè suối Kim Thạch dài khoảng 1,4 km, bám theo đường liên xã đi qua 3 thôn: Bản Chang, Nà Cọ và Bản Thấu của xã Kim Thạch (Vị Xuyên). Đây là công trình chống sạt lở đường giao thông, nhà cửa, hoa màu của người dân ven suối, trị giá gần 15 tỷ đồng. Công trình do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp - PTNT làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Lương Xuân An là đơn vị thi công.

 

07/06/2018