Phòng Giáo dục–- Đào tạo Bắc Quang, vận động xã hội hóa đầu tư cho giáo dục

08:40, 07/03/2018

BHG - Thực hiện chương trình xã hội hóa đầu tư cho giáo dục, từ đầu năm học 2017-2018 đến nay, Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bắc Quang đã phát huy được vai trò là đơn vị đầu mối, tham mưu cho UBND huyện vận động, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong, ngoài nước và địa phương cùng chung tay chăm lo cho cho sự nghiệp giáo dục. Thông qua hình thức vận động đóng góp tiền mặt, vật chất để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa; góp phần cùng với địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giáo dục.

Thầy giáo Phạm Hồng Thanh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, cho biết: Hiện, toàn huyện có 82 đơn vị trường học; hàng năm, trước mỗi mùa khai trường, nhu cầu sửa chữa, nâng cấp và đầu tư mới trang thiết bị của các trường là rất lớn. Trong khi đó, nguồn kinh phí nhà nước đầu tư thì lại có hạn; đòi hỏi, cần có sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở. Bên cạnh việc đầu tư của nguồn vốn sự nghiệp giáo dục hàng năm, Phòng GD&ĐT phải huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, trọng tâm là thực hiện chương trình xã hội hóa, vận động các nhà hảo tâm đóng góp, tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, nhà lớp học. Thông qua các tổ chức Hội, Nhóm từ thiện trong và ngoài nước để kêu gọi sự tài trợ... Nhờ cách làm linh hoạt, đến nay, nhiều xã vùng sâu, vùng xa của huyện đã được đầu tư xây dựng mới nhà lớp học, sân chơi, bãi tập tại các điểm trường.

Cùng với việc giải ngân các nguồn vốn tài trợ, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới hiệu quả, chất lượng các công trình. Hầu hết nhà tài trợ đã đồng hành cùng ngành Giáo dục, cấp ủy chính quyền địa phương trực tiếp khảo sát địa điểm xây dựng, kiểm tra tiến độ thi công, cho đến nhiệm thu, các hạng mục trước khi bàn giao công trình cho nhà trường đưa vào sử dụng.

Ông Fujita, Giám đốc Kỹ thuật Công ty NISSAN TECHNO Việt Nam, cho biết: Công ty trực tiếp kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng tôi phải có tinh thần trách nhiệm với với người Việt Nam. Thông qua các chương trình hành động, ký kết hàng năm, Công ty đã dành một phần lợi nhuận để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi tại các địa phương; đặc biệt là việc đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho con em vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu dạy và học

Tính đến hết năm 2017, Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang đã đầu tư sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất với tổng giá trị lên tới 12 tỷ 977 triệu đồng. Trong đó, huy động xã hội hóa từ các nhà tài trợ được 5 tỷ 015 triệu đồng; vận động nhân dân đóng góp tại 82 đơn vị trường học tương đương 3 tỷ 034 triệu đồng; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trang thiết bị phục vụ học tập, quần áo, chăn, đệm, dép, và nhu yếu phẩm,... tương đương 2 tỷ 500 triệu đồng. Từ nguồn vốn xã hội hóa, Phòng GD&ĐT Bắc Quang phối hợp với các xã, các đơn vị tài trợ triển khai xây dựng 17 công trình, gồm: Làm sân bê-tông, xây tường rào, nhà lớp học, bếp ăn bán trú, công trình vệ sinh tại 17 điểm trường. Đến hết năm 2017,  có 13 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, với tổng kinh phí 2 tỷ 973 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn xã hội hóa 1 tỷ 655 triệu đồng.

Cô giáo Lê Thị Mai Phương, Hiệu trưởng Trường Mần non Tân Lập cho biết: Xã Tân Lập có 7 điểm trường Mầm non tại 8 thôn, bản; nhưng chỉ có 3 điểm trưởng có nhà lớp học tạm; còn lại các điểm trường đều phải học ghép với nhà lớp học Tiểu học. Hầu hết các điểm trường đều không đảm bảo điều kiện cho các cháu sinh hoạt, vui chơi. Cuối năm 2017, điểm trường Khá Thượng, một trong những thôn khó khăn nhất của xã Tân Lập được Công ty Nissan Techno Việt Nam tài trợ 100 triệu đồng để xây mới 2 phòng học; đây là điểm trường Mầm non đầu tiên của xã Tân Lập được đầu tư xây dựng bán kiên cố. Công trình được đầu tư không chỉ là niềm vui của cô và trò Trường Mầm non Tân Lập, mà còn là nguồn động viên, khích lệ các bậc phụ huynh yên tâm hơn trong việc đưa con em mình đến học tại điểm trường.

Với sự năng động trong việc thu hút xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả và có trọng tâm, trọng điểm,  Phòng GD&ĐT Bắc Quang đã từng bước tạo niềm tin với các nhà hảo tâm, góp phần cùng huyện nhà sớm hoàn thành chương trình kiên cố hóa cơ sở vật chất nhà lớp học; từng bước đưa sự nghiệp GD&ĐT của huyện phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng.

Chí Cường (Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới

BHG - Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới về lựa chọn các xã điểm xây dựng Nông thôn mới (NTM) từng giai đoạn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động chỉ đạo các cơ sở dạy nghề, ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động ở các xã thuộc Đề án xây dựng NTM.

28/02/2018
Nhiệm vụ quan trọng thực hiện chiến lược giảm nghèo nhanh và bền vững

BHG - Công tác hướng nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược giảm nghèo nhanh và bền vững. Theo lãnh đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh, hiện nay, ngành nghề được đào tạo thông qua các cơ sở giáo dục công lập là 103 ngành, nghề. Trong đó, tập trung chủ yếu vào ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã làm tốt công tác dự báo về nhu cầu sử dụng LĐ trên địa bàn; từ đó, định hướng việc làm cho người dân. 

28/02/2018
Ghi nhận công tác xuất khẩu lao động ở huyện Mèo Vạc

BHG - Xác định việc xuất khẩu lao động (XKLĐ) đi làm ở các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh và đi làm việc theo "Biên bản thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới" là "chìa khóa" để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đi XKLĐ ở các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh và nước bạn và đã có những kết quả đáng ghi nhận.

28/02/2018
Xuân về trên bản Đán Khao Mới

BHG - 13 hộ dân, với gần một trăm khẩu thôn Đán Khao, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần đã phải di dời khẩn cấp cuối năm 2007, đầu năm 2008. Sau 10 năm tái định cư tại nơi ở mới (Đán Khao Mới), cuộc sống đã thực sự đổi thay... Tôi tìm đến nhà ông Ly Sèn Chỉ, người đầu tiên vận động gia đình di chuyển ra khỏi vùng nguy cơ sạt, lở mùa mưa năm 2007. Vẫn dáng nhanh nhẹn khi xưa, ông Chỉ vui vẻ: Tết qua, làng Đán Khao Mới no đủ, nhiều rượu, nhiều thịt treo lắm. Cầm chén rượu trên tay, cái vị cay nồng như thể làm cho Xuân này ấm hẳn lên. 

28/02/2018