Hà Giang

Chuyện buồn của những người vượt biên làm thuê

07:51, 22/09/2017

BHG - Theo số liệu của cơ quan Công an, trong tháng 8, tình hình công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động tự do là 1.084 trường hợp, tăng 528 trường hợp so với tháng trước. Hiện công dân đang lao động tự do bên nước bạn có gần 13.000 người. Hoạt động này chủ yếu diễn ra tự phát, không tuân thủ theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh qua biên giới. Người dân tập trung thành từng nhóm vượt biên theo các đường mòn để đi tìm kiếm việc làm, có người đi lại trong ngày, có người theo thời gian nhất định. Đặc biệt, hoạt động này không chỉ xảy ra đối với các công dân ở khu vực biên giới mà còn có cả những người ở các huyện nội địa và tỉnh khác đi qua địa bàn Hà Giang.

Xã Mậu Long (Yên Minh), có 18 thôn bản với 1.120 hộ gia đình, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt. Để lo toan cho cuộc sống, nhiều người đã lựa chọn con đường vượt biên trái phép, lao động làm thuê với mong muốn có được một cuộc sống khá hơn.

Công an phường Trần Phú thường xuyên xuống cơ sở, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Cuộc sống khó khăn, 2 vợ chồng Hầu Mí Dia và Thào Thị Chúa (xã Mậu Long) cùng 2 đứa con nhỏ vượt biên làm thuê, trở về sau 4 tháng lao động khổ sai bên kia biên giới giờ đây càng khốn khó hơn.  


Chúng tôi có mặt tại xã đúng lúc các công dân vượt biên làm thuê bên nước bạn bị đẩy đuổi, trao trả về địa phương. Mỗi người một hoàn cảnh, song tựu chung lại cũng vì cuộc sống. Hai vợ chồng Giàng Mí Dính và Vừ Thị Máy chưa hết bàng hoàng khi được trở về. Anh chị sinh được 2 con, cháu lớn mới 4 tuổi, còn cháu bé chưa được 2 tuổi, vì gia đình còn khoản nợ 30 triệu đồng vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đến hạn trả mà không biết lấy đâu ra tiền. Đang trong tình thế khó khăn, có người đến rủ đi làm thuê với lời hứa hẹn sẽ được trả công 100 nhân dân tệ/1 người/ngày (tương đương 300.000 đồng tiền Việt Nam). Thắt lòng gửi con lại cho hàng xóm láng giềng và người thân, anh chị vượt biên sang bên kia biên giới. Trong nhóm đi lần này, có rất nhiều người cùng xã, vừa qua cột mốc, đã có chiếc xe ô tô chờ sẵn rồi chở họ đi sâu vào trong nội địa bên nước bạn... Gần 3 tháng lao động vất vả, khổ nhọc bên nước bạn với công việc chính là đào hố, trồng và chăm sóc cây. Người chủ cứ khất lần tiền công, rồi 1 ngày, ở làng bên cạnh xảy ra vụ lở đất, làm chết nhiều người là công dân Việt Nam. Sau sự việc đó, cơ quan chức năng sở tại tăng cường truy bắt những người vượt biên trái phép làm thuê, đẩy đuổi về quê hương. Ôm chặt đứa con nhỏ vào lòng sau 3 tháng xa cách, chị Vừ Thị Máy nghẹn ngào: “Bây giờ có ai rủ đi mình cũng không nghe nữa, sang đó làm việc khổ cực lại chẳng được đồng tiền công nào, lại còn suýt chết và bị bắt nữa, nghĩ lại vẫn sợ lắm”!

Cùng chuyến đi với vợ chồng anh Dính và chị Máy, cậu bé Giàng Mí Chơ, đang là học sinh lớp 7 cũng tranh thủ nghỉ hè vượt biên, mong kiếm được chút tiền về để tiếp tục học hành và giúp đỡ gia đình, nhưng kết quả cũng chẳng khá hơn. Ngay ngày hôm sau khi trở về, em cứ đứng trên đầu dốc nhìn về phía ngôi trường đang theo học, mắt rớm lệ, em kể: Do bố mất sớm, thương anh và mẹ lao động vất vả, em muốn đi kiếm ít tiền về để giúp gia đình và mua quần áo mới, sách vở để chuẩn bị vào lớp 8, nhưng gần 3 tháng đi phát rừng, trồng cây, làm vất vả, bị bắt trả về, không có tiền, không biết em có tiếp tục đi học được nữa không?

Không chỉ những học sinh còn đang tuổi ngồi trên ghế nhà trường, mà tình trạng có những hộ cả vợ chồng con cái đi cùng, nhà cửa khóa trái, cỏ hoang mọc khắp sân. Với 2 đứa con của anh chị Hầu Mí Dia và Thào Thị Chúa, trú tại thôn Mùa Lệch có vẻ hạnh phúc hơn khi được ở cùng cha mẹ! Đứa lớn gần 4 tuổi, đứa bé mới được 7 tháng, nghe lời rủ rê của mọi người, cả nhà dắt díu nhau vượt biên để tìm việc làm. Sau gần 4 tháng làm thuê, địu con lên rẫy đào hố trồng và chăm sóc cây, chưa được trả đồng tiền công nào, cả nhà đã bị bắt và đẩy đuổi về Việt Nam!

Kế bên cạnh nhà anh Dia là ngôi nhà xập xệ của cháu Hầu Mí Sính. Năm nay 14 tuổi, Sính môi côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Nhà có 2 anh em, người anh đã vượt biên đi làm thuê từ lâu, còn lại 1 mình, cháu lên đường đi tìm anh và kiếm sống qua ngày, nhưng không những không tìm được người anh, cháu bị lực lượng chức năng sở tại bắt và trao trả về nước. Giờ đây 1 mình trong ngôi nhà lạnh ngắt, không có gì đáng giá, không nồi niêu xoong chảo, không bát đĩa để đựng thức ăn, khu bếp để nấu nướng và sưởi ấm đã lâu không có ngọn lửa, đùn lên những ụ mối, mạng nhện giăng khắp nơi, mỗi khi kiếm được cái gì để nấu lót dạ, cháu lại chạy sang hàng xóm mượn cái nồi và cái bát để làm công cụ... Đã từ rất lâu, Sính lẻ loi ngay trong ngôi nhà của chính mình...

Đó chỉ là số phận của những người bị đẩy đuổi, trao trả về, còn những người đang lang bạt, mưu sinh nơi đất khách quê người thì không thể nhìn thấy cảnh cùng cực trong môi trường lao động làm thuê. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, vì mong muốn có một cuộc sống khấm khá hơn, nhưng tất cả đều không được người chủ sử dụng lao động trả tiền công, nếu như không có những vụ sạt lở đất gây chết nhiều người bên nước bạn, có lẽ họ vẫn đang ngày đêm bị bóc lột sức lao động mà không hề hay biết. May mắn hơn, họ đã trở về an toàn trong sự thương yêu đùm bọc của bà con lối xóm và cấp ủy, chính quyền địa phương. Anh Sìn A Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Mậu Long, cho biết: Thời gian tới, xã sẽ có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho những gia đình đi làm thuê trở về, tạo điều kiện tiếp cận Ngân hàng Chính sách xã hội để có nguồn vốn phát triển sản xuất; đồng thời phối hợp với các Trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương để người dân có việc làm và thu nhập chính đáng ngay tại quê hương.

Giải quyết tình trạng vượt biên trái phép đi lao động thuê là một điều không đơn giản. Để làm được điều này cần sự chung tay góp sức của các cơ quan và toàn xã hội. Hơn hết, đồng bào phải nhận thức được rằng: vượt biên sang bên kia biên giới là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm và trong cuộc mưu sinh này, có khi đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.

Ng.L


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng

BHG - Để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; các sở, ngành, địa phương; các huyện, thành phố cần thực hiện tốt Luật PCTT và các nghị định, chỉ thị của Trung ương, của địa phương về công tác PCTT và xác định nhiệm vụ PCTT là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.

21/09/2017
Tai nạn giao thông làm một người chết, một người bị thương

BHG - Sáng 21.9, tại Km 4, đường Hà Giang - Thanh Thủy đã xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một người chết và một người bị thương.

21/09/2017
Tỉnh đoàn thăm, tặng quà các gia đình chính sách

BHG - Hướng tới Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2017 - 2022, chiều 21.9, lãnh đạo Tỉnh đoàn đã đến thăm, tặng quà cho một số gia đình Thương binh, thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Hà Giang.

21/09/2017
Trung tâm Y tế huyện Xín Mần: Truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết tại trường học

BHG - Ngày 20.9. Phòng Truyền thông (Trung tâm Y tế huyện Xín Mần) phối hợp với trường Phổ thông Trung học huyện Xín Mần tổ chức truyền thông cho giáo viên và hơn 600 học sinh của trường về sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng ngừa sốt xuất huyết.

20/09/2017