Hà Giang

Tăng cường kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

07:04, 06/04/2017

BHG- Hiện nay, dân số (DS) nước ta đứng trước ba vấn đề lớn, đó là: Cơ cấu DS vàng, già hoá DS và mất cân bằng giới tính khi sinh. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở tất cả các địa phương đều rất cao và trở thành điểm “nóng”. Riêng đối với tỉnh ta, đến năm 2014 mới chính thức bước vào giai đoạn MCBGTKS. Tuy nhiên, dù xuất hiện muộn hơn so với rất nhiều tỉnh thành trên cả nước và mới chỉ ở giai đoạn đầu nhưng nó lại có tốc độ gia tăng nhanh chóng và không ngừng mở rộng về địa bàn.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn về giới tính thai nhi.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn về giới tính thai nhi.

Theo báo cáo thống kê của Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của tỉnh ta đang ở mức 108 và có xu hương tăng nhanh trong thời gian tới nếu không được can thiệp kịp thời. Theo dự báo đến năm 2020,  TSGTKS của tỉnh có thể chạm mốc 113 trẻ trai/100 trẻ gái và “sánh vai” với nhiều tỉnh thành khác ở chỉ số này. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng MCBGTKS? Tỉnh ta cũng như nhiều địa phương khác, nguyên nhân chính là do nền văn hoá truyền thống ăn sâu vào máu thịt, tư tưởng Nho giáo với những suy nghĩ lệch lạc, “trọng nam, khinh nữ”. Bên cạnh đó, với áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 -2 con nhưng họ luôn mong muốn có con trai, vì vậy đã lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính khi sinh. Những chế độ an sinh xã hội cũng chưa đảm bảo, người dân luôn có tư tưởng sinh con trai để nhờ cậy về già. Với những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng MCBGTKS và để lại những hệ luỵ to lớn và lâu dài, như: Tình trạng thừa nam, thiếu nữ làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học; gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới...

Trước báo động về MCBGTKS, nhiều đề án, chương trình truyền thông đã được xây dựng để từng bước đưa vào tiếp cận với người dân, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng trên. Trao đổi với phóng viên, anh Lý Chí Phương, Phó Chi cục DS - KHHGĐ cho biết: “Vấn đề về MCBGTKS là vấn đề nóng trên cả nước. Đối với tỉnh ta càng phức tạp hơn khi xuất hiện ngay từ thời điểm mức sinh còn khá cao, do đó, đây sẽ là thách thức mới trong công tác DS. Chúng tôi đã xây dựng Đề án về kiểm soát MCBGTKS, đi vận động, tuyên truyền cho bà con, lồng ghép với nhiều hình thức khác nhau để người dân có nhận thức đúng đắn nhất”. Được biết hàng năm, Chi cục DS - KHHGĐ đều tổ chức từ 30- 40 buổi tuyên truyền, tư vấn tai các xã trọng điểm về các vấn đề sức khoẻ sinh sản, tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân, và lồng ghép trong đó cả vấn đề MCBGT.

Đẩy mạnh tuyên truyền về MCBGTKS là một cuộc vận động lâu dài và bền bỉ cần có sự tăng cường, phối hợp liên ngành. Chị Nông Thị Bích Ngọc, Bác sĩ chuyên khoa 1, Khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Hiện, tình trạng MCBGTKS có thể nhận thấy một cách rõ ràng. Cụ thể là số bé trai và bé gái được sinh ra hàng ngày, hàng giờ tại bệnh viện. Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hàng trăm lượt khám, siêu âm thai nhi. Với cương vị là một bác sĩ, chúng tôi tuân thủ đúng theo pháp luật, không công bố giới tính thai nhi, và cũng làm công tác tư tưởng cho rất nhiều bà mẹ trẻ suy nghĩ đúng đắn trong việc mong muốn con trai hay con gái. Tuy nhiên, hầu hết các phòng khám tư nhân lại không thực hiện nghiêm túc vấn đề này. Vì vậy, việc ngăn chặn phá thai vì giới tính vẫn chỉ có thể dựa vào tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Cải thiện vị thế của người phụ nữ cũng là một cách để giảm thiểu tình trạng này”.

Thực tế cho thấy, người dân hoàn toàn nhận thức được những hệ luỵ của việc MCBGTKS. Tuy nhiên, ăn sâu vào tâm khảm mỗi người đều không thể thoát ra khỏi suy nghĩ muốn có con trai bằng mọi giá, bất chấp chống đối pháp luật. Chính vì thế, ngoài những biện pháp xử lý quyết liệt, chúng ta cần có những biện pháp mềm dẻo, cốt để thay đổi tư duy của người dân. Để làm được điều đó, cần rất nhiều thời gian và sự góp sức của cả cộng đồng. Mong muốn không xa, bức tranh dân số sẽ trở lại thế cân bằng!

My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ý kiến người dân: Đề nghị đổi lại tên cầu

BHG - Tuyến Quốc lộ 2 (QL2) thuộc hệ thống Quốc lộ do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Tại km 8+801m, đường Hà Giang đi Hà Nội (địa điểm tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức) có ,1 cây cầu hiện đang được khai thác sử dụng. Cây cầu này trước đây được xây dựng năm 1929, có tên là cầu LÀNG NÙNG.

31/03/2017
Chú lợn con có hình thù lạ

BHG - Ngày 27.3, hàng trăm người dân sinh sống trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên), đã đua nhau kéo về nhà ông Trần Thế Lợi, thôn Làng Nùng để chứng kiến chú lợn con mới đẻ mồm giống khỉ, hai chân trước giống bàn tay người .

31/03/2017
Xín Mần đẩy mạnh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

BHG - Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm nhiều nhất hiện nay. Trước thực trạng trên, thời gian qua huyện Xín Mần đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo VSATTP bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

30/03/2017
Hiến máu tình nguyện – một việc làm dễ mà khó

BHG - Đó là trăn trở của những người làm công tác vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Giang. Với khẩu hiệu "Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp";"Hiến máu cứu người – Xin đừng thờ ơ!' hay "Hiến giọt máu  đào – trao niềm hy vọng;  "Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại", hẳn những ai đã từng hiến máu cứu người đều hiểu hơn việc cho máu không hề khó. 

30/03/2017