Một thôn người Nùng làm tốt công tác dân số

07:49, 06/05/2015

BHG - Nằm cách trung tâm huyện lỵ hơn 10km về phía Đông - Nam, thôn Khuổi Khài (xã Trung Thành, Vị Xuyên) có tổng số 44 hộ, với 219 khẩu, gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Nùng chiếm 95%. Những năm trước đây, đời sống của nhiều gia đình còn gặp khó khăn, quan niệm về công tác DS – KHHGĐ còn hạn chế. Với sự phối kết hợp chặt chẽ của các phòng, ban, đoàn thể cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số, huyện Vị Xuyên đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động như: Tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tới những vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn; phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, băng zôn, pa nô... Bằng các chính sách quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, 100% số hộ trong thôn đã được hưởng lợi từ các chương trình Quốc gia như: Điện, đường, trường, trạm...

Chị em dân tộc thiểu số đang đọc hướng dẫn về chăm sóc SKSS.
Chị em dân tộc thiểu số đang đọc hướng dẫn về chăm sóc SKSS.

Không chỉ hưởng lợi về vật chất, các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ nữ nói riêng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Vì vậy, nhân dân các dân tộc thôn Khuổi Khài đã nhiệt tình hưởng ứng đối với công tác DS-KHHGĐ. Các cặp vợ chồng trẻ trong độ tuổi sinh đẻ đều biết áp dụng các biện pháp tránh thai.

Chị Lù Thị Nhinh ở thôn cho biết: Trước đây, khi còn ở với bố mẹ, nhà đông con, gia đình tôi cũng khó khăn lắm. Khi lớn lên, đi lấy chồng sớm, sinh được đứa con đầu tiên, tiếp tục đẻ đứa thứ hai thì tôi cũng chưa biết kế hoạch là gì. Nhưng từ khi nghe đài, báo tuyên truyền, lại thêm cán bộ xã hướng dẫn tránh thai, tôi đã quyết định tham gia. Dừng lại hai con để nuôi dạy cho tốt, để được học hành”.

Mặc dù đồng bào dân tộc Nùng trước đây có không ít các hủ tục như tảo hôn, ốm đau thì cúng bái, ma chay thay vì đi khám, chữa bệnh, hay sinh đẻ nhiều để có người làm công, gánh vác việc gia đình, làm rẫy. Nhưng những năm gần đây, nhờ có chính sách tuyên truyền vận động về công tác dân số nói chung, cũng như các chính sách xã hội khác đã đến được với mọi người, họ đã ý thức được rõ vai trò, trách nhiệm của mình với xã hội, với đất nước, bởi hơn ai hết một thời họ chính là nạn nhân của sự thiếu hiểu biết, nên dẫn đến sinh đẻ nhiều và hậu quả là đói nghèo. 

Hiện nay, số chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ (16 – 49 tuổi) chiếm 30 % dân số của thôn, nhưng đã nhiều năm qua không có chị em sinh con thứ 3. Hàng năm, 100% số chị em được được khám, chữa bệnh, được tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản và hướng dẫn về công tác DS-KHHGĐ, về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc; giúp chị em có thêm những kiến thức cơ bản, chủ động hơn trong việc lựa chọn các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản; việc chăm sóc, xây dựng hạnh phúc gia đình không còn đè nặng lên vai người phụ nữ mà đã có sự giúp đỡ từ người chồng. Những suy nghĩ và hành động đó đã thực sự đem lại cho bà con nơi đây cuộc sống khá giả hơn.

 Đến nay, thu nhập bình quân trong thôn đạt 8 triệu đồng/người/năm, 80% số hộ có ti vi, xe máy, con em trong độ tuổi được cắp sách tới trường đạt 95%...    

Bài, ảnh: Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để người có thu nhập thấp tiếp cận gói vay 30.000 tỷ đồng

BHG-Gói cho vay của Nhà nước 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 5%/năm kéo dài trong 15 năm là một cơ hội đối với những người thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn này để xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhằm giải quyết những khó khăn, nhất là đối với những cán bộ, CCVC, LLVT và những người lao động ở thành phố, thị trấn các huyện lỵ. Song từ khi triển khai thực hiện gói vay này, các đối tượng trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

30/04/2015
Nhọc nhằn những nữ phụ hồ

BHG- Xưa nay, nghề phụ hồ được xếp vào loại công việc nặng nhọc, thường do đàn ông đảm nhiệm. Bởi, nó đòi hỏi sức khỏe và sự dẻo dai. Thế nhưng, vì mưu sinh, ngày càng nhiều phụ nữ chọn nghề này. Người làm công việc phụ hồ phải phơi mình ngoài nắng, mưa, chưa kể những bụi bặm từ cát, đá, xi măng mà chị em còn phải thường xuyên di chuyển.

29/04/2015
"Mỗi trái dưa - một tấm lòng"

BHG- Với mong muốn giúp đồng bào miền Trung vơi bớt những khó khăn, chỉ trong vòng 3 ngày từ 15 đến 18.4, hơn chục tấn dưa hấu do Nhóm "Tuổi trẻ Hà Giang" liên hệ thu mua và vận chuyển được tiêu thụ hết sạch trong vài giờ đồng hồ tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh và thành phố Hà Giang. 7.500 đồng/1kg – số tiền không lớn, nhưng đó là mồ hôi, nước mắt của người nông dân và là tấm lòng của người dân Hà Giang sẻ chia với đồng bào mình.

29/04/2015
Cả nước có thời tiết đẹp trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Miền Bắc trời mát mẻ, miền Trung phổ biến không mưa và các tỉnh Nam bộ có xu hướng giảm nắng nóng là thông tin thời tiết được dự báo trong những này cuối tháng 4 và dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5.

29/04/2015