Hà Giang

Giao thông xã Nậm Khòa, bao giờ hết gian nan?

16:16, 05/05/2015

BHG - Nhiều năm nay, người dân xã Nậm Khòa, huyện Hoàng Su Phì hàng ngày vẫn phải đi lại khó khăn trên con đường đất gập ghềnh sỏi, đá... Giao thông hiện đang là một rào cản lớn trong việc phát triển KT – XH tại địa phương này.

Mùa mưa đường lầy lội, trơn trượt rất khó đi.
Mùa mưa đường lầy lội, trơn trượt rất khó đi.

Nằm ở phía Nam của huyện Hoàng Su Phì, Nậm Khòa tiếp giáp, kết nối với các xã Thông Nguyên và Nam Sơn bằng hai tuyến đường liên xã nối Nậm Khòa với Nam Sơn dài 14km và tuyến đường nối giữa xã Nậm Khòa với xã Thông Nguyên dài 11km. Tuy nhiên, để đến được trung tâm xã, chúng tôi phải đi mất cả tiếng đồng hồ trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, toàn ổ voi, ổ gà. Nhiều đoạn đường bị nước xói mòn tạo thành những vết nứt lớn. Qua tìm hiểu được biết: Từ năm 2014 trở về trước, khi con đường nối Nam Sơn với Nậm Khòa chưa nâng cấp, giao thông đi lại và trao đổi hàng hóa giữa Nậm Khòa với các xã lân cận hết sức khó khăn. Khi mùa mưa đến, đất đá sạt lở, đường lầy lội. Có những thời điểm cả xã bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài khi đường bị sạt lở nghiêm trọng, dẫn đến hàng hóa đem vào xã bị thương lái đẩy giá lên rất cao... Đầu năm 2014, dự án nâng cấp tuyến đường từ UBND xã Nam Sơn đi UBND xã Nậm Khòa do UBND huyện Hoàng Su Phì làm chủ đầu tư và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Quỳnh Ngọc chịu trách nhiệm thi công. Khi biết tuyến đường sắp được đầu tư nâng cấp, mở rộng, người dân nơi đây rất phấn khởi vui mừng. Cấp ủy và chính quyền xã tích cực vận động những hộ dân có tuyến đường đi qua tự nguyện hiến đất để mở rộng đường. Trong thời gian ngắn đã có hàng chục hộ tự nguyện hiến đất với mong muốn góp phần cùng Nhà nước sớm hoàn thành tuyến đường.

Chủ tịch UBND xã Nậm Khòa Thèn Xuân Tiến chia sẻ: Việc tuyến đường từ xã Nam Sơn đến trung tâm xã được bê-tông hóa sẽ tạo ra nhiều hữu ích như: Giúp người dân trong xã thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hoá, giảm giá thành vận tải, tiêu thụ nông sản và đi lại thuận lợi. Từ đó, góp phần đẩy nhanh công cuộc XĐGN hiệu quả và bền vững tại địa phương. Đến nay, đơn vị đã cơ bản hoàn thành mở nền toàn tuyến, xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước. Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng thi công, đơn vị mới hoàn thiện đổ bê-tông được 4km rồi dừng lại ở đó mà vẫn chưa thi công tiếp.

Đường đến trung tâm xã Nậm Khòa gập ghềnh sỏi, đá.
Đường đến trung tâm xã Nậm Khòa gập ghềnh sỏi, đá.

Được tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân mới thấy hết được những nhọc nhằn của họ. Vào mùa mưa đường sá lầy lội và bị chia cắt khiến nhiều thôn gần như bị cô lập với các khu vực lân cận. Giao thương ra bên ngoài gặp nhiều khó khăn, trong khi đời sống bà con chỉ trông chờ vào mấy sào lúa và cây chè, cây Thảo quả... Vì vậy, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám họ bao năm nay.

Đồng chí Thèn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong những năm qua, mặc dù xã Nậm Khòa đã nhận được hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống, XĐGN cho người dân, song do giao thông đi lại quá khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT – XH tại địa phương, trong đó có chương trình xây dựng Nông thôn mới (XD NTM). Ngoài khó khăn về giao thông, xã Nậm Khòa còn phải đối mặt với một loạt những khó khăn khác về cơ sở hạ tầng, điện, trường, trạm... Tính đến nay, 5/9 thôn chưa có đường ô-tô đến trụ sở thôn; 3 thôn chưa có điện, nhiều điểm trường xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu còn gặp không ít khó khăn. Do đó, dù chương trình XD NTM đã đến từng hộ, được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Song, trước những khó khăn nhất định nên xã mới chỉ đạt 3/19 tiêu chí về XD NTM; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao gần 30%...

Điện, đường, trường, trạm là những yếu tố cốt lõi để đưa kinh tế ở những xã miền núi, khó khăn đi lên. Thế nhưng, hệ thống giao thông hiện đang là một rào cản, tác động đến điều kiện phát triển KT – XH của xã Nậm Khòa. Vì vậy, rất mong cấp ủy, chính quyền địa phương và đơn vị thi công sớm hoàn thiện tuyến đường, góp phần cùng với người dân xã Nậm Khòa vươn lên XĐGN.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để người có thu nhập thấp tiếp cận gói vay 30.000 tỷ đồng

BHG-Gói cho vay của Nhà nước 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 5%/năm kéo dài trong 15 năm là một cơ hội đối với những người thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn này để xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhằm giải quyết những khó khăn, nhất là đối với những cán bộ, CCVC, LLVT và những người lao động ở thành phố, thị trấn các huyện lỵ. Song từ khi triển khai thực hiện gói vay này, các đối tượng trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

30/04/2015
Cháy nhà tại thôn Pậu, xã Ngọc Minh

BHG- Vào hồi 16h 30 phút ngày 27.4, tại nhà bà Chẩu Thị Sinh, thôn Pậu, xã Ngọc Minh (Vị Xuyên) đã xảy ra vụ cháy nhà.

29/04/2015
"Mỗi trái dưa - một tấm lòng"

BHG- Với mong muốn giúp đồng bào miền Trung vơi bớt những khó khăn, chỉ trong vòng 3 ngày từ 15 đến 18.4, hơn chục tấn dưa hấu do Nhóm "Tuổi trẻ Hà Giang" liên hệ thu mua và vận chuyển được tiêu thụ hết sạch trong vài giờ đồng hồ tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh và thành phố Hà Giang. 7.500 đồng/1kg – số tiền không lớn, nhưng đó là mồ hôi, nước mắt của người nông dân và là tấm lòng của người dân Hà Giang sẻ chia với đồng bào mình.

29/04/2015
Nhọc nhằn những nữ phụ hồ

BHG- Xưa nay, nghề phụ hồ được xếp vào loại công việc nặng nhọc, thường do đàn ông đảm nhiệm. Bởi, nó đòi hỏi sức khỏe và sự dẻo dai. Thế nhưng, vì mưu sinh, ngày càng nhiều phụ nữ chọn nghề này. Người làm công việc phụ hồ phải phơi mình ngoài nắng, mưa, chưa kể những bụi bặm từ cát, đá, xi măng mà chị em còn phải thường xuyên di chuyển.

29/04/2015