Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở Vị Xuyên

08:12, 16/10/2014

HGĐT- Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên triển khai thực hiện rộng khắp Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điểm nổi bật, đáng ghi nhận trong thực hiện Nghị quyết là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nội dung này đã được Bộ Chính trị khóa X ra Kết luận số 51 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị khóa VIII.


Đám cưới của các dân tộc ở Vị Xuyên rất đa dạng, phong phú, được tổ chức theo phong tục của từng dân tộc, từng địa phương. Việc cưới được thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của mỗi gia đình, đảm bảo sự phấn khởi, lành mạnh và tiết kiệm. Trong việc cưới ở Vị Xuyên, các thủ tục như dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu không phải là nghi lễ bắt buộc. Nếu có thì chỉ thực hiện hết sức đơn giản. Thủ tục thách cưới cũng được đưa vào quy ước của các làng, các dòng họ. Tất cả các cuộc kết hôn đều được tổ chức đăng ký tại UBND xã, thị trấn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đã nhiều năm nay, trên địa bàn 2 thị trấn: Vị Xuyên và Việt Lâm không còn cảnh đám cưới dựng rạp chiếm dụng vỉa hè, lòng đường trên các trục giao thông. Các phương tiện dự lễ cưới được để đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xã hội, đến an toàn giao thông. UBND 2 thị trấn đã quy định đám cưới không được tổ chức quá 1 ngày và tổ chức 1 nơi để tránh lãng phí; khuyến khích các hôn lễ được tổ chức tại nhà hàng, khách sạn, Nhà văn hóa thôn. Mọi đám cưới đều nhận được sự giúp đỡ chân tình của anh em, bạn bè, làng xóm...


Đối với việc tang, các tổ dân phố, các thôn đã đưa các quy định của đám tang vào quy ước như: Người chết không để 48 giờ đồng hồ; những trường hợp người chết do dịch bệnh nguy hiểm gia đình phải báo với các cơ quan chức năng biết rõ để có biện pháp khống chế dịch bệnh và tổ chức chôn cất ngay; không sử dụng nhạc tang trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; việc đưa tang thành kính, trang nghiêm, theo hàng lối chỉnh tề. Dù đám tang thể hiện theo phong tục của dân tộc nào nhưng không được làm ảnh hưởng đến học tập, lao động sản xuất, công tác; thực hiện nghiêm nghĩa vụ của từng người và cả cộng đồng dân cư. Việc giúp đỡ về công sức, phúng viếng đã trở thành việc nghĩa thể hiện tình làng xóm gắn bó. Hiện nay một số xã, thị trấn trong huyện đã quy hoạch nghĩa trang nhân dân, chôn người chết đúng địa điểm quy định. Dân tộc Tày ở các xã: Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức, Linh Hồ, Phú Linh, Ngọc Linh, Thanh Thủy, Tùng Ba, Phương Tiến có phong tục truyền thống là người chết đưa đi chôn cất ngay trong ngày, sau đó mới làm ma khô để giữ gìn vệ sinh môi trường chung.


Trên địa bàn huyện, bình quân mỗi năm diễn ra khoảng 23 lễ hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Các lễ hội tiêu biểu mang đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông tại thị trấn Việt Lâm, Lao Chải, Xín Chải, Bạch Ngọc; Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở xã Đạo Đức, Tùng Bá, Thuận Hòa, Việt Lâm, Phú Linh; Lễ hội Cầu mùa, Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao ở Cao Bồ, Đạo Đức, Thượng Sơn; Lễ hội Chọi trâu ở Trung Thành; Lễ hội dâng hương ở các chùa Sùng Khánh, Nậm Dầu, Bình Lâm... Các lễ hội đều thể hiện được yêu cầu giáo dục truyền thống; nâng cao lòng tự hào, tự tôn của mỗi dân tộc; các lễ hội diễn ra với không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí. Các lễ hội được tổ chức đúng nghi lễ, đảm bảo an ninh trật tự, không vi phạm pháp luật, không xâm hại các di sản, di tích... Các lễ hội trên địa bàn huyện đã thu hút khách thập phương từ 8.000 lượt khách năm 2010 lên 23.000 lượt khách năm 2013. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2014 có 25.000 lượt khách đến với các lễ hội ở Vị Xuyên.


Với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã và nhân dân các dân tộc, cùng với việc tuyên truyền, vận động đến mọi tầng lớp nhân dân một cách rõ ràng, cụ thể nên việc cưới, việc tang và lễ hội ở Vị Xuyên đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét góp phần vào bài trừ hủ tục, phát huy thuần phong mỹ tục, bản sắc truyền thống dân tộc. Những năm qua, trên địa bàn huyện việc lợi dung đám cưới, đám tang và lễ hội để đánh bạc dưới mọi hình thức, bói toán làm ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân đã từng bước được giải quyết. Tình trạng lạm dụng việc cưới, việc tang, lễ hội để trục lợi cá nhân đã cơ bản không còn. Tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường và các hoạt động xã hội nơi công cộng được giữ gìn; lối sống lành mạnh được trân trọng và phát huy trên địa bàn huyện.


AN DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Niềm tin
Kính tặng chị Lê Thị Biển Khơi, vợ liệt sĩ Lê Binh Chủng!Ngày ngày con vẫn hỏi cha dâu?Chị chỉ ôm con lệ rơi theo tủi phậnCon lớn lên với nửa tình yêu ôm chặtMột nửa tâm hồn thơ dại thiếu bóng cha
30/09/2014
Sáo và cá Cờ
HGĐT- Sáo đỏm dáng, đầu lúc nào cũng mượt. Cặp mỏ và đôi chân màu vàng, trông rõ là kẻ sang. Cổ Sáo có một vòng lông trắng, hễ rỗi rãi Sáo lại nghển lên cho thiên hạ xem. Chiều chiều Sáo đậu trên lưng Trâu tha thẩn ở soi đất rìa sông, tên Cào Cào, Châu Chấu nào bị Trâu khua động bay ra là Sáo sà xuống xơi tái. No đủ, nhàn nhã, Sáo đi đứng điệu đà, thỉnh thoảng hót vài tiếng
30/09/2014
Cờ đỏ sao vàng trên đỉnh trời cực Bắc
HGĐT- Trong một chuyến hành trình dài lên với Cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua những cung đường đèo dốc như vắt ngược lên đỉnh núi, thưa thớt bóng người. Thấm mệt..., nhưng cảm xúc trong tôi bỗng trào dâng, ấm lạ khi lẫn trong gió ngàn và đá núi là hình hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trước cửa một nhà dân.
30/09/2014
Độc đáo nghề xe lanh dệt vải của người Mông ở Đồng Văn
Người Mông sinh sống trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vẫn tự hào rằng, họ có hai nghề truyền thống khiến cộng đồng các dân tộc khác phải nể phục là nghề xe lanh dệt vải và nghề rèn độc đáo.
29/09/2014