Người nhạc sĩ của quê hương đá núi

07:12, 30/10/2014

HGĐT- Ông sinh tháng 5.1938 tại Hà Giang. Quê cha đất Tổ lại ở huyện Kiến Xương (Thái Bình). Năm 1924 cha ông rời quê lên non nước Cao Bằng. Năm 1932 cha ông di cư sang vùng cực Bắc đá núi Hà Giang lập nghiệp đến giờ.


Tuổi thơ gắn bó máu thịt với mảnh đất Hà Giang nên con người ông từ bề ngoài đến phẩm chất mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc nơi đây: Nói tiếng Tày như tiếng mẹ đẻ, biết tiếng Pháp, cởi mở, thật thà, đôn hậu, cần mẫn và hiếu khách... Năm nay ông đã 76 tuổi, trong đó có gần 30 năm dạy học, để lại cho bà con từ vùng cao phía Bắc Cao nguyên đá Đồng Văn đến phía Tây Hoàng Su Phì, phía Nam (huyện Bắc Quang)... những tình cảm tốt đẹp bởi nhiệt tình đam mê nghề nghiệp, tấm lòng nhân ái, một tình thương yêu đồng bào và học sinh hết mực... Ông là Nhà giáo, Nhạc sĩ của quê hương Hà Giang, Hội viên Hội VHNT tỉnh: Nguyễn Thế Giang.


Tôi gặp ông trong Đại hội Chi hộiÂm nhạc tỉnh tháng 9.2014, được biết ông là một trong 3 nhạc sĩ tỉnh nhà có tuổi đờitrên “Thất thập cổ lai hy”. Đó là Nhạc sĩ Nguyễn Chính, năm nay 78 tuổi; Nhạc sĩ Nguyễn Đức Tinh, năm nay 76 tuổi và ông. (Nhạc sĩ Nguyễn Chính và nhạc sĩ Nguyễn Đức Tinh đều là người Tày, quê Bắc Quang, vài năm nay cả hai ông bị tai biến mạch máu não, giờ đang tập đi lại). Với ông Nguyễn Thế Giang thì vẫn còn phong độ: Nhanh nhẹn, đam mê sáng tác âm nhạc, thích hút thuốc lá, uống rượu với bạn còn tốt, chưa bao giờ để say, phi xe Hon đa 82 vẫn vững... Kể về cuộc đời dạy học, dạy nhạc và sáng tác nhạc của ông, với những gian khổ, tôi cũng chỉ hình dung được một phần nào... Năm 1954-1955, ông học Trường Trung cấp Sư phạm Việt Bắc (Thái Nguyên). Năm 1956 ra trường, ông được phân công dạy học ở Trường cấp1,2 xã Ngọc Minh (huyện Vị Xuyên). Dạo đó trường ít, học sinh xãBạch Ngọc (Bắc Quang cũ) phải học ghép cùng. Lớp vách nứa, cột gỗ, nền đất, mùa Đông gió lùa lạnh buốt, ngày mưa đường lầy lội, rừng muỗi , vắt bò vào... nhưng thầy trò vẫn bám lớp. Vài năm sau, ông lại được điều về dạy học ở xã Bạch Ngọc, một số phụ huynh nhận ra ông giáo Giang năm nào, bà con vui lắm, mời Thầy về nhà chơi, mổ gà, bắt cá, hái rau rừng, ngồi nhà sàn uống rượu, nói tiếng dân tộc Tày. Những năm đầu hòa bình lập lại trên miền Bắc, phong trào XMC ở miền núi, vùng cao biên giới nở rộ, thầy giáo miền xuôi lên dạy học ở miền núi ngày càng nhiều, thầy ở địa phương luân chuyển đến những vùng khó khăn hơn... Năm 1959, Thầy Giang tiếp tục được phân công lên dạy học ở xã Đồng Văn (Đồng Văn)... Thời kỳ này Phỉ nổi loạn, việc học tập của học sinh rất khó khăn, thầy giáo cũng vất vả để bám lớp, bám học sinh. Cũng không ngoại trừ có những thầy giáo bị Phỉ bắt... Trường học phải sơ tán... Thầy Giang lại khăn gói theo học sinh để dạy học... Cuộc sống nơi rẻo cao heo hút, chỉ có học sinh làm bạn, với tấm lòng yêu quý các em, bản làng, bà con các dân tộc và năng khiếu bẩm sinh đàn hát, thầy thường đánh đàn, kéo vi-ô-lông dạy các em hát, múa, tạo nên cuộc sống sinh hoạt đầm ấm, vui tươi... Thế rồi cái “duyên” âm nhạc chuyên nghiệp đến với thầy Giang, năm 1968 ông được Ty Giáo dục Hà Giang cử đi học Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc họa T.Ư, Khoa âm nhạc. Năm 1971 ông ra trường trở lại Hà Giang làm giáo viên dạy âm nhạc Trường Trung cấp Sư phạm tỉnh.


Với lòng yêu nghề, năng khiếu bẩm sinh và được đào tạo chính quy, Thầy Giang không chỉ dày công khổ luyện cho giáo sinh để về dạy học sinh mà còn đam mê luyện rèn, nâng cao trình độ âm nhạc, sáng tác phục vụ ngành Giáo dục, ngợi ca mảnh đất, con người, lịch sử, văn hóa... quê hương Hà Giang. Bao thế hệ học sinh của Thầy trưởng thành... Nói về kỷ niệm những học trò cũ thành đạt, thầy Giang thường nhắc đến: Ông Chu Quang Hòa, nguyên Chỉ huy phó Bộ CHQS tỉnh, nguyên đại biểu Quốc hội; ông Lương Văn Soòng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT...; rồi nhiều người là lãnh đạo cấp huyện, sở, ngành tỉnh, bác sĩ, kỹ sư... có nhiều cống hiến cho quê hương, đất nước.


Thầy Giang là hội viên Hội VHNT tỉnh (Chuyên ngành âm nhạc) gần hai chục năm nay. Các sáng tác của ông chủ yếu về đề tài nhà giáo, cảnh đẹp quê hương, lịch sử - văn hóa, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, người chiến sĩ Công an, Biên phòng... và tình yêu! Gần 20 năm sáng tác, Nhạc sĩ Nguyễn Thế Giang cho ra đời trên 50 tác phẩm, trong đó có 2 giải thưởng cấp tỉnh về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Chúng tôi - Công an Hà Giang, Người đẹp Quang Bình); nhiều tác phẩm được các trường học dàn dựng, in thành đĩa... như: Trường Xuân Giang quê em, Lời ca cô giáo vùng cao, Mái trường Phương Thiện quê em, Xuân trên Cao nguyên đá, Thành phố núi Hà Giang, Thu biên cương vv... Hiện nay, ông đang hoàn thành một số tác phẩm âm nhạc viết về chủ đề Đoàn thanh niên, trường học... trong tỉnh.


Âm nhạc của ông đã và đang đi vào lòng công chúng. Với phong cách cởi mở, tác phong nhanh nhẹn, bản chất giản dị, mộc mạc, đặc biệt là sự cầu thị, Nhạc sĩ Nguyễn Thế Giang vẫn còn đam mê nghề, khát khao cống hiến cho quê hương, cho nền âm nhạc tỉnh nhà. Phải chăng Nhạc sĩ Nguyễn Thế Giang làm nghề không có tuổi? Tôi và các bạn chắc chắn đều mong điều đó.


Đặng Quang Vượng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Niềm tin
Kính tặng chị Lê Thị Biển Khơi, vợ liệt sĩ Lê Binh Chủng!Ngày ngày con vẫn hỏi cha dâu?Chị chỉ ôm con lệ rơi theo tủi phậnCon lớn lên với nửa tình yêu ôm chặtMột nửa tâm hồn thơ dại thiếu bóng cha
30/09/2014
Sáo và cá Cờ
HGĐT- Sáo đỏm dáng, đầu lúc nào cũng mượt. Cặp mỏ và đôi chân màu vàng, trông rõ là kẻ sang. Cổ Sáo có một vòng lông trắng, hễ rỗi rãi Sáo lại nghển lên cho thiên hạ xem. Chiều chiều Sáo đậu trên lưng Trâu tha thẩn ở soi đất rìa sông, tên Cào Cào, Châu Chấu nào bị Trâu khua động bay ra là Sáo sà xuống xơi tái. No đủ, nhàn nhã, Sáo đi đứng điệu đà, thỉnh thoảng hót vài tiếng
30/09/2014
Cờ đỏ sao vàng trên đỉnh trời cực Bắc
HGĐT- Trong một chuyến hành trình dài lên với Cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua những cung đường đèo dốc như vắt ngược lên đỉnh núi, thưa thớt bóng người. Thấm mệt..., nhưng cảm xúc trong tôi bỗng trào dâng, ấm lạ khi lẫn trong gió ngàn và đá núi là hình hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trước cửa một nhà dân.
30/09/2014
Độc đáo nghề xe lanh dệt vải của người Mông ở Đồng Văn
Người Mông sinh sống trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vẫn tự hào rằng, họ có hai nghề truyền thống khiến cộng đồng các dân tộc khác phải nể phục là nghề xe lanh dệt vải và nghề rèn độc đáo.
29/09/2014