Triệu Đức Thanh – Một hồn thơ nặng lòng quê hương

15:07, 09/06/2014

Nhân dân, cán bộ Hà Giang biết đến ông Triệu Đức Thanh không chỉ là người hoạt động chính trị, từng là lãnh đạo cấp huyện, sở, ban, ngành tỉnh rồi là Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang từ năm 1991 khi Hà Giang tái lập tỉnh, mà còn biết đến ông là một tác giả thơ, văn xuôi, có những bài thơ được phổ nhạc nổi tiếng như bài: Cung đường mùa xuân.


Tập thơ đầu tay “ Ca cứu nước”, xuất bản bằng 2 ngôn ngữ Dao ( Tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt) năm 1996 của ông đã để lại cho người đọc Hà Giang một tình cảm tốt đẹp với lời thơ mộc mạc, như một lời tâm sự kể về câu chuyện trong đấu tranh cách mạng của các thế hệ người Việt Nam giành độc lập, tự do cho dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ; ca ngợilòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, anh dũng của nhân dân ta phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, đã làm nên những chiến công hiển hách: Đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và đế quốc Mỹ, đưa non sông ta về một mối, đất nước thống nhất, hòa bình. Điều mà tôi muốn gửi đến bạn đọc về ông đó là một tác giả văn chương có đóng góp tích cực cho sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh nhà, được bạn đọc trong và ngoài tỉnh yêu mến.

 

Đến năm 2014 ông đã viết và xuất bản 10 đầu sách, gồm thơ, truyện ký, hồi ký, sưu tầm, biên soạn, như:: Ca cứu nước năm 1996; Hà Giang nhớ Bác năm 2006; Tên đệm – Nét văn hóa của người Dao đại bản ở Hà Giangnăm 2006; Quê hương tôi năm 2007; Đám cưới người Dao năm 2008; Chiêu Lầu Thi năm 2009; Họ Triệu ở xã Hồ Thầu 2011; Tôi và chúng tôinăm 2012; Thời loạn lạc năm 2012 ; Cung đường mùa xuân năm2013...Mỗi tác phẩm của ông là một mảnh cuộc sống, với những sự kiện lịch sử, văn hóa... trong các thời kỳ xuyên suốt chiều dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Ông Triệu Đức Thanh sinh năm 1944, dân tộc Dao, quê xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang; nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam /đio xin tỉnh Hà Giang; hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam; hội viên Hội VHNT Hà Giang.

Ông sinh ra ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, trong các thời kỳ trước khi có Đảngđã có những con người ưu tú của các dân tộc: Dao, Tày, Nùng ở Hoàng Su Phì đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Vàđến khi có Đảng lãnh đạo thì tinh thần yêu nước ấy lại bùng lên mạnh mẽ xuất hiện nhiều người con tiêu biểu các dân tộc tham gia cách mạng đánh đuổi thực dân, phong kiến, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ở tuổi thanh niên ông Triệu Đức Thanh từ một cán bộ công tác tại huyện tình nguyện vào bộ đội thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Rồi từ một người lính chuyển ngành, ông đã vượt lên nhiều khó khăn gian khổ, những hạn chế của tập tục làng bản ở vùng sâu xa thời đó để bước vào một thế giới mới với những tri thức khoa học, sự hội nhập cuộc sống đa dạngphong phú và những ước mơ tới chân trời xa...Với lòng nhiệt huyết cách mạng, sự đam mê hoạt động xã hội, vốn ham học tập và tự học,ông đã từng bước trưởng thành, được Đảng, Nhà nước đào tạo chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước...và đề bạt giao nhiệm vụ qua nhiều cương vị lãnh đạo huyện, ngành rồi làm lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang đến khi về nghỉ hưu. Tuy làm chính trị nhưng trong con người ông luôn có một tâm hồn khát khao văn chương. Ông tâm sự: Từ chính trị ông học hỏi được nhiều điều về lý tưởng, lẽ sống của tuổi trẻ và kinh nghiệm, sự khát khao ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực trên con đường văn chương. Con đường chính trị mà ông đi cũng là con đường văn chương ông theo đuổi. Ông bảo: Trong văn có chính trị và chính trị soi sáng văn chương”. Chính vì vậy mà ông làm cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiều năm, trong xử lý công việc, ông luôn có tính nhân văn nên rất được nhân dân, cấp dưới, đồng nghiệp, cấp trên tin tưởng, yêu quý, kính trọng. Các tác phẩm thơ, văn xuôi của ông bao giờ cũng đượm tình cảm quê hương, đất nước, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử các vùng quê, trong đó có quê hương Hoàng Su Phì của ông.

 

Người đọc cũng dễ nhận ra các sáng tác của ông luôn bám sát thực tại cuộc sống, viết rất thực, tả thực, không cầu kỳ về ngôn từ , giữ được bản sác văn hóa của dân tộc như chính con người ông.Đặc biệt là ông dạy các con qua những bài thơ như lời tâm sự mộc mạcmà mang ý nghĩa triết lý nhân sinh về lý tưởng sống, về tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình và cả ở vị trí làm người lãnh đạo trước nhân dân ...Đó là phải luôn sống làm việc hết lòng bằng chữ Tâm, có lòng vị tha, bao dung, hãy “ Cho” nhiều hơn “ Nhận”... Chính vì vậy mà các con của ông luôn mang trong mìnhlời dạy của cha để sống và làm việc. Người con cả của ông hiện nay là tiến sỹ Triệu Tài Vinh, năm 43 tuổi là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang,; con trai thứ haiTriệu Tài Phong đang là Chủ tịch UBND một huyện ...Nói về ông, nghệ sĩ Nhiếp ảnh quốc gia Nguyễn Hữu Ninh, nguyên phó văn phòng UBND tỉnh Hà Giang,người được sống vàgiúp việc ông trong nhiều năm qua cho biết: Ông Triệu Đức Thanh là một con người chất phác, sống giản dị, rất quần chúng, coi trọng chữ Tâm, một con người của công việc. Khi về nghỉ hưu với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh, khiđược cơ sở tín nhiệm bầu làm Chi Hội trưởng Khuyến học tổ dân phố 3 phường Trần Phú,ông vui vẻ nhận và đã có những sáng kiến đổi mới trong tổ chức quản lý xây dựng chi hội hoạt động khoa học, vững mạnh. Đối với văn chương trong con người ông không bao giờ cạn, đề tài quê hương luôn là nỗi lòng của ông và trong ông luôn khát khao cống hiến.

Đúng vậy! Năm nay ôngTriệu Đức Thanh đã ở tuổi 70 mươi, (cái tuổi thất thập cổ lai hy) người xưa gọi “ Xưa nay hiếm”, nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh, tác phong nhanh nhẹn, luôn cởi mở, trí tuệ vẫn thông thái và vẫn đam mê làm việc. Đầu tháng 6 vừa qua gặp chúng tôi, ông hồ hởi thông báo: Tôi đang tuyển chọn chuẩn bị hoàn thành tập bản thảo để xuất bản tập thơ với tiêu đề “ Tây Côn Lĩnh”, gồm 70 bài. Chúng tôi cảm động vô cùng và vinh dự được ông cho xem tập bản thảo. Hầu hết các bài trong tập ông viết về quê hương Hà Giang, Hoàng Su Phì và những nỗi niềm trăn trở của một người từng làm chính trị, làm văn chương về già trước nhân tình thế thái? Đây cũng là tập kỷ niệm 70 mươi mùa Xuân của ông, trong đó có gần 20 năm ông làm văn chương. Chúng tôi những người làm văn học, nghệ thuật tỉnh nhà xin được chúc mừng nhân dịp Sinh nhật ông. Chúc cho ông và người bạn đời của ông – người luôn ở “ hậu phương” với tất cả vì sự nghiệp của chồng, con, luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệcủa mình cho Đảng, cho nhân dân, cho sự nghiệp văn học nghệ thuật Hà Giang ngày càng phát triển ngang tầm cả nước.

 

Với con người ông đến hôm nay dù đã nghỉ hưu, tuổi cao, nhưng tôi cũng như mọi người đều nhận thấy ông đã và đang làm tốt theo lời dạy của Bác Hồ : Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; cán bộ là công bộc của dân. Và tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Paven cooc sa ghin trong “ Thép đã tôi thế đấy” của văn học Nga, được dịch sang Việt Nam, mà biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam lấy làm biểu tượng của lý tưởng sống trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước: Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí...Chẳng phải ông là một con người như thế sao?


Nhà văn Đặng Quang Vượng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giới thiệu tác phẩm mới
LTS: Giữa tháng 5.2014, Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Phú Thọ cho ra mắt và gửi tặng các chiến sĩ Trường Sa Tập thơ “ Biển gọi”,được tập hợp từ trên 50 bài của trên 40 tác giả trong cả nước đoạt giải Cuộc thi Thơ: Biển đảo Việt Nam. Nhà thơ,Nhà báo Đặng Quang Vượng, Phó Tổng Biên tập Báo Hà Giang đoạt Giải Nhất chùm 3 bài. Báo Hà Giang trân trọng giới thiệu với bạn đọc 2
30/05/2014
Về Kim Thạch ngắm bức tranh quê
HGĐT- Vượt đỉnh dốc Phú Linh, rẽ trái, theo con đường liên xã được rải nhựa êm mượt, uốn lượn theo những sườn đồi khoảng 10 km là đến trung tâm xã Kim Thạch (Vị Xuyên). Bước vào địa bàn xã, trải rộng trước mắt là màu xanh sẫm ngút ngàn của đồi keo, đồi mỡ, rừng cọ; màu xanh non của lúa, ngô, rau, đậu. Ẩn hiện trong đó là những nếp nhà sàn, mái lợp lá cọ, lợp ngói đỏ truyền
30/05/2014
Ấn tượng Cao nguyên đá
HGĐT- Ngày 12 và 13.4.2014, Báo Hà Giang cùng lúc tổ chức 2 sự kiện: Đăng cai Hội thảo Báo Đảng khu vực trung du miền núi phía Bắc lần thứ XVI - năm 2014 với chủ đề “Tuyên truyền phát triển du lịch - dịch vụ góp phần phát triển kinh tế xã hội” và Kỷ niệm 50 năm thành lập - Báo Hà Giang ra số báo đầu tiên. Một cuộc tụ hội đồng nghiệp ý nghĩa và thật ấn tượng tại Công viên Địa
30/05/2014
Trước giờ xung trận
Rừng Trường Sơn xao xácBom thù phạt ngang đầuNằm chờ giờ xung trậnThân gửi lời cho nhau
30/04/2014