Đồng Văn nỗ lực bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc

17:14, 15/03/2013

HGĐT- Đồng văn là địa bàn có 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có một số dân tộc ít người của Việt Nam như Cờ Lao, Pu Péo, Lô Lô và đông nhất là đồng bào dân tộc Mông (chiếm tới 88,4%). Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần trên địa bàn huyện hết sức phong phú, đa dạng. Sau 15 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết T.Ư 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo bàn con được nâng lên; nền kinh tế cũng có bước chuyển tích cực, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trong 10 năm qua bình quân đạt 12,5%/năm...



Một góc Làng văn hóa du lịch thôn Phố Trồ, Phó Bảng.Ảnh: GIA BẢO


Ngay sau khi lĩnh hội và tiếp thu tinh thần nội dung Nghị quyết, BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn đã tổ chức Hội nghị quán triệt học tập và triển khai thực hiện tới đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện, đồng thời chỉ đạo các Chi, Đảng bộ trực thuộc quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Theo số liệu thống kê, quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, huyện Đồng Văn và 19 xã, thị trấn đã ban hành 126 văn bản các loại, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng kế hoạch triển khai, chương trình hành động và Nghị quyết chuyên đề một cách hết sức sát thực và phù hợp với thực tiễn. Nổi bật nhất là Chương trình hành động của Huyện ủy, trên cơ sở 5 quan điểm chỉ đạo và 10 nhiệm vụ được nêu bật trong Nghị quyết T.Ư 5, BCH Đảng bộ huyện đề ra Chương trình hành động với việc cụ thể hóa Nghị quyết thông qua 4 mục tiêu - 6 nhiệm vụ - 3 nhóm giải pháp, ban hành Quy định về xây dựng Quy ước nếp sống văn hóa (sửa đổi) đến năm 2000 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, huyện chỉ đạo các cơ quan khối tuyên truyền, khoa giáo xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm, tổ chức các hội nghị báo cáo viên theo quý, tổ chức văn nghệ chợ mỗi tháng một buổi và xây dựng hàng trăm tin, bài phản ánh về gương người tốt việc tốt trong việc thực hiện Nghị quyết. Đặc biệt, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là hoạt động thiết thực hàng năm để người dân phát huy quyền làm chủ, củng cố tình đoàn kết và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương. Với nhận thức, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, BTV Huyện ủy Đồng Văn tập trung chỉ đạo các cấp ủy đặc biệt coi trọng nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động cho cán bộ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6 (khóa VIII) và hiện nay đang tập trung kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI), từ đó tăng thêm niềm tin của nhân dân với Đảng, tăng cường mối đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng con người Đồng Văn “đẹp về văn hóa, nâng cao về trí tuệ” tạo được sự chuyển biến mới về nhận thức, từ tư tưởng đến hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân.

 

Sau 15 năm triển khai Nghị quyết, công tác xây dựng gia đình văn hóa được nhân dân hưởng ứng, nếu như năm 1998 toàn huyện mới được công nhận 100 gia đình văn hóa thì đến năm 2012 đã có 9.500/13.672 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Qua kiểm tra, hầu hết các gia đình biết ăn ở hợp vệ sinh, nghiêm túc chấp hành Quy ước thôn bản, tạo động lực thúc đẩy phong trào xây dựng Làng văn hóa, Khu dân cư văn hóa từng bước được nhân ra diện rộng. Hiện toàn huyện đã có 148/255 Làng văn hóa, tiêu biểu như các Làng văn hóa Lô Lô Chải, Thèn Pà (xã Lũng Cú), Lũng Cẩm Trên (xã Sủng Là), Sán Trồ (thị trấn Phó Bảng)... đã gắn kết và phát triển du lịch theo hình thức du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, nhất là sau khi Cao nguyên đá được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu và Đồng Văn được xác định là vùng lõi của Công viên. Cùng với 03 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, gồm Di tích Nhà vương, Cột cờ Lũng Cú và Phố cổ Đồng Văn đã tạo điểm nhấn ấn tượng đối với du khách trong nước và Quốc tế, theo số liệu thống kê riêng năm 2012 có tới 60.000 lượt du khách đến tham quan tại địa bàn. Với đặc trưng là địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trong những năm qua Đồng Văn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sưu tầm, phục dựng một số sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc như Lễ cúng rừng của dân tộc Pu Péo và họ Thào của của dân tộc Mông; Múa nhớ về nguồn cội của dân tộc Lô Lô; Lễ hội Gầu tào, Lễ hội Khèn của dân tộc Mông; Lễ mừng lúa mới, hát cọi của dân tộc Tày; Lễ tôn trưởng họ, Lễ sinh nở con... góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và làm tăng thêm tính đậm đà của bản sắc các dân tộc trong huyện.

 

Có thể khẳng định, qua thực tiễn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII); huyện Đồng Văn cơ bản đạt được những kết quả đáng khích lệ: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao, các hủ tục dần được xóa bỏ, bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ và ngày càng phát huy, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới... Đó cũng chính là một trong những nét đẹp văn hóa dần trở thành truyền thống, mà Đảng bộ huyện Đồng Văn đang ngày đêm dồn sức xây dựng một cách bền vững trên mảng đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.


ĐỨC DŨNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Văn Khúc đón nhận Bằng Cây Di sản Việt Nam
HGĐT- Chưa bao giờ xã Văn Khúc quê tôi vào dịp đón xuân mới khắp thôn xómlòng người lại phấn khởi, nhộn nhịp tưng bừng như Xuân Quý Tỵ năm nay.
27/02/2013
Kết thúc Lễ hội chọi trâu xã Trung Thành năm 2013
HGĐT- Như tin đã đưa, sau 2 ngày từ 13 đến 14 tháng giêng năm 2013, trải qua 31 trận đấu đầy kịch tính, hấp dẫn, đặc biệt đã có cặp đấu kéo dài hơn một giờ đồng hồ mới phân thua thắng bại, đã mang lại nhiều cảm xúc cho đông đảo du khách thập phương. Vòng chung kết Lễ hội chọi trâu tại xã Trung Thành huyện Vị Xuyên đã thành công tốt đẹp và bế mạc vào trưa ngày 14 tháng Giêng.
25/02/2013
Trò chặt mía trong hội xuân miền núi
Dùng dao cắt cây mía làm hai phần dài bằng nhau là thắng, trò chơi lạ lẫm thu hút hàng trăm người dân tộc thử sức khắp hội xuân miền núi tỉnh Hà Giang.
25/02/2013
Lễ hội Lồng Tồng xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên
HGĐT- Ngày 24.2 (tức ngày rằm tháng giêng 2013), tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là ngày hội xuống đồng và lễ dâng hương lên chùa Sùng Khánh. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống của nhân dân thôn Làng Nùng kể từ khi có ngôi chùa Sùng Khánh đến nay.
25/02/2013