Hà Giang

Xây dựng nền tảng giáo dục vững chắc

09:58, 24/09/2021

BHG - Năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh có 104.661 học sinh (HS)/4.408 lớp/173 trường tiểu học; trong đó khối lớp 1 có 21.576 HS. Tổng số giáo viên cấp tiểu học trên 5.800 người. Hiện nay, ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với HS từ lớp 3 - 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS và Chương trình Giáo dục phổ thông mới (GDPTM) đối với lớp 1 và lớp 2. Sở GD&ĐT phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức các hội thảo giới thiệu sách giáo khoa (SGK) lớp 1, 2; cấp 5 bộ SGK cho mỗi cơ sở giáo dục tiểu học (GDTH) trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, lựa chọn; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng sử dụng SGK theo Chương trình GDPTM cho hàng nghìn cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy học lớp 1, 2; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán; kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục. 

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Minh Khai, Thành phố Hà Giang trong giờ học.
Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Minh Khai, Thành phố Hà Giang trong giờ học.

Trong năm học vừa qua, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nhưng các cơ sở GDTH đã linh hoạt, chủ động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là đổi mới hoạt động giáo dục trên lớp học; triển khai dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”; tích cực sinh hoạt chuyên môn theo trường và cụm trường thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. 

Công tác quản lý của nhà trường được thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm VnEdu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Các trường coi trọng việc đánh giá thường xuyên quá trình học tập các môn học và hoạt động giáo dục của HS; tăng thời lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và lồng ghép Tiếng Việt ở tất cả các môn học; kiên quyết không để HS “ngồi nhầm lớp”. Các địa phương chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đưa môn Tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho HS lớp 3 từ năm học 2022 – 2023 và tổ chức dạy môn Tin học tự chọn ở các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đến nay, có trên 24% trường học thực hiện dạy môn Tin học. Nhiều loại thư viện hoạt động hiệu quả như: Thư viện lớp, thư viện di động, ngoài trời, khu nội trú cho HS bán trú, tổ chức hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, hội thi. Các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống, đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong các nhà trường được quan tâm, chú trọng.

Với nhiều giải pháp căn cơ, phù hợp điều kiện thực tế, GDTH đạt nhiều kết quả quan trọng: Năm học 2020 – 2021, tỷ lệ HS hoàn thành và hoàn thành tốt môn Toán đạt 94,7%, môn Tiếng Việt đạt 94,3%; tỷ lệ HS hoàn thành chương trình lớp học đạt 97,1%, trong đó hoàn thành chương trình lớp 1 đạt 94,2%, tăng 1,6% so với năm học trước. Củng cố, duy trì đạt chuẩn vững chắc phổ cập GDTH mức độ II năm 2020. Toàn tỉnh có 80 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, II; trong năm học có 10.258 HS được chuyển từ điểm trường về trường chính.

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT: Mặc dù GDTH đạt nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Một số giáo viên chưa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng chương trình dạy học phù hợp với đối tượng HS trong Chương trình GDPTM; việc dạy học tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục, nhất là giáo dục địa phương chưa triệt để; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, đặc biệt tại các điểm trường; thiếu nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học. Để khắc phục khó khăn, tiếp tục nâng cao chất lượng GDTH, năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục tập trung một số giải pháp trọng tâm: Thực hiện hiệu quả Chương trình GDPTM đối với lớp 1, 2; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS; chú trọng rèn nền nếp lớp học, chữ viết, giáo dục kỹ năng sống và kiểm soát chất lượng dạy học của giáo viên, HS; xây dựng cảnh quan sư phạm sạch, đẹp, thân thiện; tiếp tục chuyển HS từ điểm trường về học tại trường chính; duy trì và thực hiện phổ cập GDTH năm 2021.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh có 255 trường học đạt chuẩn Quốc gia

BHG - Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhờ những nỗ lực phấn đấu, đầu tư xây dựng, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 255/615 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 41,46%, trong đó: Mầm non 98 trường; Tiểu học 80 trường; THCS 67 trường và THPT 10 trường. Mục tiêu đến hết năm 2025, toàn tỉnh sẽ có 386/615 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 62,66%, trong đó: Mầm non 139 trường; Tiểu học 117 trường; THCS 107 trường và THPT là 23 trường. Hiện nay, ngành GĐ&ĐT tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.

31/08/2021
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt 93,22%

BHG - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, toàn tỉnh có 5.626 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 356 thí sinh tự do, 5.215 thí sinh giáo dục THPT và  410 thí sinh Giáo dục thường xuyên. Công tác tổ chức kỳ thi được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Ngày 26.7, Bộ GD&ĐT chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

29/07/2021
Ngành giáo dục phấn đấu hoàn thành "mục tiêu kép" trong năm học mới

BHG - Phát huy những kết quả đạt được trong năm học qua và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác giáo dục của một tỉnh vùng cao, ngành GD&ĐT tỉnh đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2021 – 2022. Phóng viên BHG đã có cuộc trao đổi phỏng vấn với đồng chí Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh về công tác chuẩn bị cho khai giảng năm học mới và những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới.

 

 

27/08/2021
Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Bình Dương lần đầu tiên dẫn đầu về điểm thi trung bình của cả nước. Cả nước có 24.555 điểm 10, gấp hơn 4 lần so với năm ngoái. Thủ khoa duy nhất đạt 30/30 điểm là một nữ sinh chuyên Toán người Hà Tĩnh. 

26/07/2021