Vị Xuyên, hiệu quả từ mô hình Nhà lắp ghép tại điểm trường

10:56, 15/11/2014

HGĐT- Thực hiện hướng xây dựng điểm trường tại các xã đặc biệt khó khăn với phương châm nhanh, gọn, thi công đơn giản, tiết kiệm tổng mức đầu tư; huyện Vị Xuyên đã thí điểm mô hình nhà lắp ghép tại điểm trường Tiểu học thôn Bản Dâng, xã Cao Bồ. Đến nay điểm trường đang được đưa vào sử dụng trong niềm vui của thầy và trò nhà trường.


Bản Dâng là thôn vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm xã Cao Bồ 12,5km, địa hình phức tạp, đường đi lại vất vả. Những năm gần đây, do điểm trường Tiểu học của thôn xuống cấp trầm trọng nên trường phải chuyển sang học nhờ tại Nhà văn hóa thôn. Trước tình hình đó, Phòng Công thương huyện đã lên kế hoạch xây dựng mô hình Nhà lắp ghép 4 gian, 2 phòng học với tổng diện tích là 92 mét vuông tại điểm trường Tiểu học Bản Dâng. Vật liệu chính là khung thép, tấm tôn cách nhiệt, xốp, mái lợp bằng tôn lạnh, cửa sổ, cửa đi vào là khung nhôm. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên trên địa bàn, được thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian, kinh phí mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn; rất phù hợp với các địa bàn đặc biệt khó khăn về giao thông do chi phí vận chuyển vật liệu thường rất cao. Chỉ trong vòng 15 ngày, Công ty cổ phần Gimeco Hà Nội đã lắp ghép hoàn thành với tổng mức kinh phí hơn 300 triệu đồng.



Mô hình nhà lắp ghép đem lại niềm vui cho học sinh thôn Bản Dâng.


Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Phong, Trưởng thôn Bản Dâng, cho biết: Trước kia, điểm trường được xây dựng bằng cột bê - tông và gỗ nên thường xuyên bị hỏng, chất lượng không đảm bảo. Đến nay, sau khi được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng Nhà lắp ghép, bà con trong thôn rất phấn khởi.


Ông Lê Cao Tâm, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Cao Bồ cho biết: Mô hình tại điểm trường hoàn thành giúp 18 học sinh thuộc 2 lớp Tiểu học được đón năm học mới trong ngôi trường khang trang; các thầy, cô giáo không còn phải đến từng nhà vận động học sinh tới lớp; phụ huynh học sinh rất yên tâm...


Với các ưu điểm thi công nhanh, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết trong quá trình thi công, vận chuyển vật tư, vật liệu dễ dàng, thuận tiện tháo lắp hoặc di chuyển; mô hình tiết kiệm được từ 25 - 30% chi phí so với phương pháp xây truyền thống. Đồng thời, có độ bền tương đối cao với tuổi thọ từ 12 đến 15 năm, không hoen ố do tác động môi trường...


Việc xây dựng mô hình Nhà lắp ghép ở các trường vùng sâu, xa mở ra hướng đi mới cho công tác xây dựng, sửa chữa các điểm trường tại những nơi có địa hình khó khăn, dân cư phân tán; góp phần quan trọng vào việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.


VĂN QUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị đánh giá, thống nhất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm Giáo dục và Đào tạo năm học 2014 – 2015
HGĐT- Chiều 28.10, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá, thống nhất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm Giáo dục và Đào tạo năm học 2014 – 2015. Dự Hội nghị có Thường trực UBND các huyện, thành phố và lãnh đạo trường THPT Nội trú tỉnh.
29/10/2014
Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh tại huyện Mèo Vạc
HGĐT- Trong 2 ngày 21- 22.10, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tại huyện Mèo Vạc về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
22/10/2014
Bắc Mê: “Quá tải” nhà bán trú học sinh
HGĐT- Sinh hoạt trong những căn phòng chật chội, đông người, không đủ ánh sáng… là tình trạng mà các em học sinh bán trú ở nhiều trường học trên địa bàn huyện Bắc Mê đang phải chịu đựng, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập cũng như điều kiện phát triển toàn diện của học sinh.
21/10/2014
Đồng Văn trao học bổng cho 23 sinh viên thi đỗ các trường Đại học
HGĐT- Vừa qua, Huyện đoàn và Hội Khuyến học huyện Đồng Văn phối hợp tổ chức chương trình “Vươn lên từ đá” nhằm tôn vinh các tân sinh viên thi đỗ các trường đại học năm 2014.
14/10/2014