Sa Pa vào top 50 thị trấn đẹp nhất thế giới

09:49, 10/05/2023

Sa Pa, Hallstatt của Áo, Giethoorn của Hà Lan được tạp chí du lịch hàng đầu nước Mỹ xếp vào top 50 thị trấn đẹp nhất thế giới.

Nhà thờ ở trung tâm Sa Pa vào ban đêm.
Nhà thờ ở trung tâm Sa Pa vào ban đêm.

Tạp chí du lịch Mỹ CnTraveller vừa công bố danh sách 50 thị trấn đẹp nhất thế giới, theo bình chọn độc lập từ các chuyên gia du lịch. Sa Pa là đại diện duy nhất của Việt Nam.

Với dân số hơn 9.400 người, thị trấn nghỉ mát nổi tiếng của Lào Cai được miêu tả “là một địa phương miền núi, giáp biên giới Trung Quốc, có núi non, ruộng bậc thang, nhiều thác nước và những đường mòn đi bộ”.

Để được góp mặt trong top 50, các điểm đến phải đáp ứng tiêu chí là thị trấn nhỏ hoặc các ngôi làng có bề dày lịch sử, người dân thân thiện khiến khách du lịch thấy hứng thú, có các khách sạn cổ, những con đường lát đá, kiến trúc thuộc địa, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Ngoài ra, những nơi này phải có đủ các hoạt động trải nghiệm cho du khách, sự đa dạng về địa hình để phù hợp với nhu cầu du lịch.

Những làng cổ nổi tiếng thế giới nằm trong danh sách này có Hallstatt (Áo), Lauterbrunnen (Thụy Sĩ), Castle Combe (Anh), Bled (Slovenia) hay Giethoorn (Hà Lan). Các thị trấn khác ở châu Á gồm Ban Rak Thai (Thái Lan), Biei và Gokayama (Nhật Bản), Hatta (UAE), Itchan Kala (Uzbekistan), Luang Prabang (Lào), Mandawa (Ấn Độ), Penglipuran (Indonesia), Sai Kung (Hong Kong, Trung Quốc).

Theo VNE


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Đất thiêng” Quảng Trị
BHG - Cho tôi hôm nay vào Thành cổ/ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ/ Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ/ Xin chớ vô tình với người hy sinh/ Trên mảnh đất quê mình…
29/04/2023
Long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023
Tối 28/4, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023.
29/04/2023
Bảo tồn, phát huy và lan tỏa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc là biểu tượng kết nối giữa quá khứ với hiện tại, biểu hiện cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc và truyền thống biết ơn tổ tiên, nơi hội tụ tinh thần đưa các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn. Giỗ Tổ Hùng Vương và việc tổ chức tế lễ, rước, cầu cúng, các sinh hoạt diễn xướng văn hóa dân gian đã được cộng đồng gìn giữ, duy trì, bảo tồn cho đến ngày nay. Với những đặc trưng ý nghĩa đó, ngày 06/12/2012, tại kỳ họp thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 Pari, UNESCO đã chính thức ghi danh tín ngưỡng “Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
28/04/2023
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế mở màn cho Năm du lịch Tuyên Quang
Với thông điệp "Tuyên Quang-điểm đến an toàn-thân thiện-hấp dẫn," lễ hội khinh khí cầu là điểm nhấn cho Năm du lịch Tuyên Quang, góp phần thực hiện mục tiêu đón trên 2,5 triệu lượt du khách năm 2023.
28/04/2023