Hà Giang

Giữ gìn trang phục dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì

11:49, 22/03/2023

BHG - Dân tộc Nùng sinh sống lâu đời và chiếm phần đông trong cộng đồng các dân tộc huyện Hoàng Su Phì. Những năm qua, bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, các thế hệ người Nùng luôn chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa, trong đó đặc trưng phải kể đến trang phục.

Người Nùng thường tự nhuộm vải chàm, tự cắt may trang phục cho mình và theo phong tục tập quán của đồng bào Nùng, họ chỉ mặc những bộ trang phục do tự mình làm ra. Về tổng thể trang phục của dân tộc Nùng có hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng, màu sắc trên trang phục khá đa dạng từ màu xanh nhạt đến xanh thắm, tím than, xanh đen… nhưng phổ biến nhất vẫn là màu xanh đen được nhuộm thủ công từ cây chàm. Để làm ra được một bộ áo chàm cần rất nhiều công đoạn, trước hết đó là khâu dệt vải, trước đây vải chàm được làm từ cây bông, ngày nay do quá trình phát triển xã hội và tái cơ cấu cây trồng, đồng bào đã ít trồng bông để kéo sợi, thay vào đó họ thường mua các cuộn bông đã được sơ chế để tự dệt thành vải, qua bàn tay thoăn thoắt điêu luyện của các mẹ, các chị mà tấm vải từ từ được hình thành. Dù nghề dệt đã có nhiều thay đổi nhưng tận mắt thấy đồng bào dệt thành những tấm vải, mới thấy cả sự kỳ công trong công việc, tưởng chừng rất đơn giản đó. Tấm vải được dệt xong, lúc này những người phụ nữ mới bắt đầu công việc nhuộm chàm cũng không kém phần công phu và tỉ mỉ. Chàm là một loại cây trồng khá phổ biến đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và đây cũng chính là loại nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên những bộ quần áo theo đúng truyền thống của người Nùng. 

Công đoạn làm trang phục đồng bào Nùng xã Nàng Đôn.
Công đoạn làm trang phục đồng bào Nùng xã Nàng Đôn.

Công đoạn nhuộm này sẽ được làm đi làm lại trong khoảng 1 tháng để tấm vải chàm đạt tới màu đen hoặc màu xanh đen đúng theo yêu cầu. Khi nhuộm và phơi vải cũng cần phải có kinh nghiệm như: Không nên phơi vải lúc nắng quá to, ngâm vải cũng không nên ngâm quá lâu vì như thế dễ làm cho màu của vải bị phai, chất vải sẽ không được đẹp.

Từ những tấm vải đã được nhuộm, qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, những bộ trang phục của đồng bào được may vừa vặn với người mặc, đây cũng là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự chuyên tâm và thật cẩn thận, mà chỉ có các bà, các mẹ mới làm được. Một vuông vải chàm có thể may váy, may áo làm mặt gối, mặt chăn, làm khăn đội đầu hay cũng có khi là dùng để thêu, trang trí trong gia đình. Không biết từ bao giờ vải chàm đã tạo nên nét duyên dáng trong trang phục của người con gái, làm thăng hoa hương sắc thổ cẩm, những họa tiết thổ cẩm với sắc màu rực rỡ, được khéo léo thêu trên nền sắc màu chàm tạo nên cái hồn của mỗi trang phục dân tộc, chỉ cần nhìn vào vuông vải cũng có thể nhận ra được nét tinh hoa văn hóa của từng dân tộc, từng vùng miền.

Trang phục truyền thống dân tộc Nùng.
Trang phục truyền thống dân tộc Nùng.

Lý giải về màu sắc của áo chàm truyền thống đồng được biết, từ xa xưa người Nùng vốn sinh sống bằng canh tác nông nghiệp, đặc trưng là làm lúa nương, lúa nước nên việc nhuộm áo trắng, dệt sợi bông trắng thành màu chàm từ nước của cây chàm vừa đỡ nhiều công giặt rũ, vừa hài hòa với tự nhiên và nhất là nước chàm khi ngấm vào áo sẽ làm cho vải bền màu và lâu hỏng hơn, bộ quần áo chàm chính là phần tâm hồn, định danh bản sắc riêng của đồng bào nơi đây. Hiện nay bà con người Nùng ở Hoàng Su Phì vẫn chọn mặc những bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình trong sinh hoạt hàng ngày, khi làm đồng, trong đám cưới hay lễ hội, mùi thơm của vải chàm đã gắn bó với họ từ lâu đời và người Nùng luôn tự hào về bộ quần áo chàm mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

Có thể nói, trang phục áo chàm của dân tộc Nùng không chỉ là sản phẩm vật chất của con người mà trong đó còn là niềm tự hào, tình yêu với quê hương của đồng bào dân tộc Nùng nơi đây.

Bài, ảnh: Hoàng Tính (Hoàng Su Phì)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Đánh thức” tiềm năng du lịch ở Nậm An
BHG - Năm 2008, Khu du lịch sinh thái (DLST) Nậm An, xã Tân Thành (Bắc Quang) chính thức đi vào hoạt động, tạo đột phá phát triển ngành “công nghiệp không khói” của địa phương. Thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, cánh cửa mở vào khu DLST nhanh chóng khép lại, khiến Nậm An trở thành “nàng công chúa”... ngủ quên, cần “đánh thức” bởi những quyết sách mạnh mẽ.
22/03/2023
Gìn giữ nét đẹp văn hóa ở Khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
BHG - Những năm qua, huyện Quản Bạ luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng các sản phẩm du lịch. Qua đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
22/03/2023
Báo Đắk Lắk trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Báo Hà Giang
BHG - Chiều 21.3, Đoàn công tác Báo Đắk Lắk do đồng chí Đinh Xuân Toản, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn cùng các thành viên có chuyến thăm, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Báo Hà Giang. Tiếp đón và trao đổi, chia sẻ với đoàn có các đồng chí trong Ban Biên tập Báo Hà Giang; lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Báo Hà Giang.
21/03/2023
Điểm hẹn Festival Khèn Mông “Mùa Xuân Cao nguyên”
BHG - Festival Khèn Mông tỉnh Hà Giang năm 2023 và lễ đón nhận danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III sẽ diễn ra trong thời gian tới, với chủ đề “Mùa xuân Cao nguyên” hứa hẹn là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa đặc sắc của vùng đất Hà Giang, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn.
21/03/2023