Hà Giang

Phát động cuộc thi "Sáng tác biểu trưng (logo) huyện Quản Bạ"

21:33, 27/09/2022

BHG - Nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh con người, bản sắc văn hóa huyện Quản Bạ, mới đây, UBND huyện Quản Bạ đã phát động cuộc thi "Sáng tác biểu trưng (logo) huyện Quản Bạ".

Theo đó, cuộc thi được tổ chức cho tất cả công dân Việt Nam trên toàn quốc, không phân biệt lứa tuổi đều có thể tham gia (trường hợp dưới 18 tuổi cần có người giám hộ hợp pháp làm đại diện trước pháp luật). Các tác giả dự thi sẽ sáng tác biểu trưng (logo) huyện Quản Bạ - là tác phẩm mỹ thuật đồ họa thể hiện được khái quát, mang đặc trưng riêng bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống, con người Quản Bạ; có tính duy nhất, biểu tượng cao, cô đọng, sáng tạo, không trùng lặp với bất cứ biểu trưng nào khác; thể hiện tính thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng. Thuận tiện khi sao chép, phóng to, thu nhỏ làm biểu trưng, phù hiệu trong việc tuyên truyền, quảng bá, đảm bảo độ phân giải đồng đều, sắc nét, không quá 3 màu cơ bản, thuận tiện sử dụng lâu dài, thể hiện được trên các vật phẩm có các chất liệu và hình thức khác nhau.

Núi đôi Quản Bạ (Ảnh: Minh Ty)
Núi đôi Quản Bạ (Ảnh: Minh Ty)

Tác phẩm thể hiện bằng hình thức đồ họa (vi tính hoặc vẽ tay) trên 1 trang giấy dày, cứng, khổ A4 (21cm x 27,9 cm), thể hiện không quá 3 màu sắc (kể cả màu trắng), đảm bảo khi in đơn sắc và thu nhỏ không làm mất chi tiết. Trình bày 1 mẫu lớn nằm chính giữa đúng kích thước chiều ngang 15cm. Phía dưới mẫu lớn, góc bên phải tác phẩm in thêm 1 mẫu đen trắng nhỏ kích thước 3cm x 4cm. Tác phẩm dự thi không được ký tên, không được sử dụng bất cứ ký hiệu nào khác và phải đóng gói, niêm phong, có mã số tự chọn ghi mặt ngoài phong bị trùng khớp với mã số ghi trên mẫu tác phẩm dự thi. Bên trong phong bì ghi đầy đủ họ và tên, địa chỉ, số điện thoại người dự thi. Mỗi tác phẩm dự thi kèm theo một bản thuyết minh không quá 400 từ (đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14) về ý tưởng sáng tác, ý nghĩa tác phẩm, phương pháp và chất liệu thể hiện. Trên bản thuyết minh ghi rõ mã số giống như mã số đã ghi ở mặt sau tác phẩm dự thi và có logo đen trắng, kích thước mỗi chiều không quá 4cm.

Về hồ sơ dự thi, mỗi tác giả/nhóm tác giả dự thi đều phải có một phiếu dự thi, nội dung phiếu ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên tác giả, ngày tháng năm sinh; quê quán, thường trú, số CMND/CCCD, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, chữ ký của tác giả và mã số dự thi giống như mã số đã ghi ở tác phẩm dự thi (theo mẫu đính kèm). Ngoài ra cần có: Mẫu thiết kế logo được in màu trên giấy A4 (3 bản) kèm 1 CD hoặc USB có chứa file gốc thiết kế logo; bản thuyết minh ý tưởng; văn bản ủy quyền cho 1 cá nhân đứng ra đại diện (nếu là nhóm tác giả). Lưu ý: Tác phẩm gửi dự thi không gấp, không cuộn tròn, không ép plastic. Tất các các tài liệu quy định trên đựng trong phong bì lớn dán kín, bên ngoài ghi rõ: Tác phẩm dự thi “Sáng tác biểu trưng (logo) huyện Quản Bạ" tỉnh Hà Giang.

Thời gian nhận tác phẩm dự thi kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31.10.2022. Đối với các tác phẩm gửi qua đường bưu điện, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ lấy ngày ghi trên dấu bưu điện là ngày nộp tác phẩm. Tác giả gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ban Tổ chức tại địa chỉ: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ, tổ 2, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Liên hệ: Ông Nguyễn Tiến Hồng, điện thoại: 0942.131.270, email: nthong.vhtt.qba@hagiang.gov.vn; ông Nguyễn Xuân Hữu, điện thoại 0379.050.619, email: nxhuu.qba@hagiang.gov.vn. Lưu ý: Ban Tổ chức sẽ cho đăng tải một số tư liệu, bài viết, hình ảnh, video clip trên Trang thông tin điện tử huyện Quản Bạ, địa chỉ: https://quanba.hagiang.gov.vn để các tác giả tham khảo về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, lịch sử danh lam thắng cảnh của địa phương phục vụ sáng tác.

Tác giả dự thi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm của mình. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp quyền tác giả và các quyền khác liên quan đến tác phẩm dự thi. Trong quá trình tham gia cuộc thi, tác giả không được sử dụng tác phẩm đã gửi tham dự để tham dự bất kỳ cuộc thi nào khác hoặc đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tác giả của mẫu thiết kế được chọn làm biểu trưng (logo) có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung các chi tiết cần thiết đối với tác phẩm được chọn cho phù hợp theo yêu cầu và nộp bổ sung file gốc (dữ liệu số) cho Ban Tổ chức. Tác giả đã nộp hồ sơ tham dự nếu muốn rút hồ sơ phải có văn bản thông báo đến Ban Tổ chức trước thời hạn kết thúc nộp hồ sơ.

Về giải thưởng, Ban Tổ chức cấp giấy chứng nhận và tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân đạt giải như sau: 1 giải Nhất trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải Nhì trị giá 10.000.000 đồng; 1 giải Ba trị giá 5.000.000 đồng; 3 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng. Thời gian chấm tác phẩm từ ngày 15 đến ngày 25.11.2022. Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để tải mẫu phiếu dự thi, mời bạn đọc nhấn vào đường link dưới đây:

Đ.T


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng duyệt chương trình khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Hà Giang lần thứ IX
BHG - Hướng tới Đại hội Thể dục Thể thao toàn tỉnh lần thứ IX, năm 2022 sẽ diễn ra sáng ngày 29.9 tại Quảng trường 26.3 (T.p Hà Giang), chiều 27.9, tại Quảng trường 26.3, Ban Tổ chức (BTC) các ngày lễ lớn của tỉnh đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) tỉnh Hà Giang lần thứ IX năm 2022. Đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi tổng duyệt. Cùng tham dự còn có các đồng chí thành viên BTC các ngày lễ lớn của tỉnh…
27/09/2022
Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VIII năm 2022 sẽ được khai mạc vào 26.11
BHG - Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang 2022 được tổ chức với chủ đề “Sức sống Cao nguyên đá” và chính thức khai mạc vào ngày 26.11.2022, tại sân vận động trung tâm huyện Đồng Văn. Hiện nay các địa phương thuộc 4 huyện Cao Nguyên đá đang tập trung gieo trồng hoa Tam giác mạch với tổng diện tích gần 400ha.
27/09/2022
Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp
Cô hàng xén chợ Đồng Xuân, gánh phở dạo hồ Hoàn Kiếm, ở Hà Nội giữa thế kỷ 20, sinh động qua ống kính người Pháp. Một phụ nữ bán cam trên phố Hàng Buồm vào dịp Tết Ất Mùi (1955). Tác phẩm là một trong hơn 20 bức ảnh được triển lãm tại sự kiện “Gánh hàng rong” - buổi trưng bày nghệ thuật do Viện Pháp tại Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tổ chức từ ngày 23/9 đến 5/11 ở Idecaf, quận 1, TP HCM. Triển lãm nhằm gợi lại những ký ức xưa cũ về các gánh hàng rong một thời trên đường phố Hà Nội giai đoạn 1930-1950
27/09/2022
Xây dựng nếp sống văn minh trên vùng cực Bắc - Kỳ cuối: Cả hệ thống chính trị vào cuộc
BHG - Trước khi có Chỉ thị 09 và Nghị quyết 27, thì tác hại, hệ lụy mà các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh khá lớn, nó không chỉ gây lãng phí, tốn kém tiền bạc của nhân dân mà còn mang đến một bầu không khí ảm đạm tại mỗi làng quê, thôn, xóm; mỗi dòng họ, đến với từng gia đình; nó như một vòng luẩn quẩn không lối thoát từ năm này qua năm khác với những hủ tục như cúng bái, tế bái, cỗ bàn, rượu, thịt và… say!
27/09/2022