Di sản văn hóa giàu bản sắc của Hà Giang đi cùng sự phát triển của du lịch

11:59, 14/12/2021

BHG - Trong quá trình phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tiêu biểu của các dân tộc đang dần biến đổi, thậm chí không còn tồn tại trong cộng đồng dân tộc. Để nỗ lực bảo tồn và lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó trong cộng đồng dân tộc, thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bộ, ban, ngành của Trung ương, các cơ quan chuyên môn tại địa phương thực hiện các chính sách khá toàn diện nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ vững chắc vùng biên cương Tổ quốc.

Cán bộ văn hóa của tỉnh tham gia kiểm kê di sản tại cơ sở
Cán bộ văn hóa của tỉnh tham gia kiểm kê di sản tại cơ sở

Hiện nay, toàn tỉnh có 29 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh với nhiều loại hình khác nhau như: Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh và hóa thạch cổ sinh, cảnh quan thiên nhiên trên khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, đồi núi đất Hoàng Su Phù và Xín Mần; 3 bảo vật quốc gia. Đối với di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tổ chức phục dựng, bảo tồn được 34 nghi lễ - lễ hội truyền thống, văn nghệ dân gian, các nghề thủ công truyền thống, tri thức địa phương, đẩy mạnh công tác lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa trình BộVHTT&DL đưa vào Danh mục quốc gia để tiếp tục bảo tồn và phát huy đối với những nghi lễ, lễ hội đủ tiêu chí. Đến nay đã có 21 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hang Lùng Khúy, huyện Quản Bạ là một điểm thăm quan hấp dẫn dành cho du khách yêu thích khám phá
Hang Lùng Khúy, huyện Quản Bạ là một điểm thăm quan hấp dẫn dành cho du khách yêu thích khám phá

Trong năm 2021, Sở VHTTDL cơ quan chuyên môn trực tiếp triển khai hoạt động kiểm kê di sản văn hóa để có những đánh giá tích cực trong công tác quản lý bảo vệ, phát huy giá trị các di tích, danh thắng; xác thực, nhận diện giá trị, khả năng tồn tại; công bố danh mục, đánh giá tiềm năng, giá trị của các cơ sở tín ngưỡng, các di tích và danh thắng chưa được xếp hạng; phân loại, xếp hạng, lập danh mục, di vật cổ vật tại các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng. Xác định rõ số lượng và các loại hình di sản văn hoá đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Hà Giang để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần phát triển văn hoá, du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Lựa chọn, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa đề nghị xếp hạng các cấp và trình Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đối tượng kiểm kê di sản văn hóa vật thể là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại các di tích đã được xếp hạng và chưa xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Đối với di sản văn hóa phi vật thể được triển khai rà soát lại di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang và thực hiện kiểm kê bổ sung các di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc, chủ yếu 14 dân tộc sống thành cộng đồng, làng bản: Pu Péo, Lô Lô, Cờ Lao, Bố Y, Pà Thẻn, Mông, Dao, Tày, Nùng, La Chí, Phù Lá, Giáy, Hoa Hán, Kinh.

Trong thời gian qua, việc thực hiện hệ thống chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hà Giang mang lại những kết quả tích cực, trong đó công tác nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được nhiều di sản có giá trị để xây dựng hồ sơ di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia, cấp tỉnh, trên cơ sở đó trình Bộ VHTT&DL xếp hạng nhiều di tích, danh thắng, cổ vật có giá trị. Đặc biệt các di tích, danh thắng đã và đang trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, là lựa chọn không thể bỏ qua trong chuỗi hành trình du lịch của du khách khi đến với Hà Giang, đó là di tích kiến trúc nghệ thuật khu Nhà vương, Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ Đồng Văn, Đèo Mã Pì Lèng, núi đôi Quản Bạ, Chợ phong lưu Khâu Vai, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì hay các điểm thám hiểm kỳ thú tại hang Tham Luồng thuộc huyện Vị Xuyên, hang Lùng Khúy và hang Khố Mỷ huyện Quản Bạ, khu vực trở lại chiến trường xưa.

Bên cạnh đó, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc đã tạo nên nét rất riêng trong bản sắc của Hà Giang với trên 30 nghi lễ - lễ hội truyền thống, văn nghệ dân gian, các nghề thủ công truyền thống, tri thức địa phương tổ chức phục dựng, bảo tồn đã góp phần xây dựng, hình thành và phát triển sản phẩm du lịch trong cộng đồng với những giá trị từ chính kho tàng văn hóa trong cộng đồng, du khách có thể biết đến Hà Giang với lễ hội nhảy lửa ly kì của người Pà Thẻn, người Dao, độc đáo nghi lễ cấp sắc người Dao, hay một Lễ hội Chợ tình phong lưu Khâu Vai mộc mạc, trữ tình. Vui tươi, nhộn nhịp trong dịp tết đến xuân về với lễ hội Gàu Tào của người Mông, Lồng Tông của người Tày, cùng nhiều nghi lễ, văn hóa nghệ thuật dân gian tạo nên tinh hoa đa sắc mầu của cộng đồng dân tộc tại Hà Giang.

Các loại hình di sản văn hóa luôn được hệ thống lại một cách cụ thể và cập nhật nhất về hiện trạng của những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đồng thời thông qua công tác này sẽ là một phần căn cứ cơ sở quan trọng để hình thành nên các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn riêng có trong cộng đồng dân tộc của tỉnh, tạo nên sức hút vô cùng ý nghĩa đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Giang là vì chính những yếu tố hấp dẫn về giá trị văn hóa truyền thống và con người Hà Giang.

Phương An


Cùng chuyên mục

Hà Giang có một tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi ảnh "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam"

BHG - Vừa qua, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam". Sau hơn 5 tháng phát động (1.6.2021 – 31.10.2021), mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, nhiệt tình tham gia của các nghệ sỹ nhiếp ảnh và các tác giả không chuyên trên toàn quốc. Với 1.700 tác phẩm ảnh của 204 tác giả, bao gồm ảnh bộ và ảnh đơn, trải qua 3 vòng chấm kĩ lưỡng từ Hội đồng Giám khảo, kết quả có 52 tác phẩm lọt vào vòng chung kết.

30/11/2021
Đoàn nghệ thuật tỉnh đoạt huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Hải Phòng

BHG - Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 (đợt 1) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức đã bế mạc vào tối 28.11, tại Nhà hát tháng Tám TP. Hải Phòng. Chương trình nghệ thuật " Sống trên đá, thác về với đá" của đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang mang tới Liên hoan được dàn dựng công phu, đặc sắc lấy cảm hứng từ nét văn hóa đặc trưng, truyền thống của các dân tộc riêng có ở nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc...

29/11/2021
Sở Văn hóa TT&DL livestreame trực tiếp quảng bá mùa hoa tam giác mạch

BHG - Chiều ngày 28.11, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức phát tour online quảng bá mùa hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá với chủ đề "Khám phá, quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch Hà Giang cùng hướng dẫn viên, thuyết minh viên online". Chương trình được livestreame trên nền tảng số thông qua mạng Internet đến với các khách du lịch trong và ngoài nước tham gia, trải nghiệm.

29/11/2021
Kích cầu du lịch bằng "Hành trình biên cương Xanh"

BHG - Để xây dựng ngành Du lịch Hà Giang phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu mong mỏi của thị trường khách du lịch trong nước cũng như quốc tế; đưa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai dự án "Hành trình biên cương Xanh" từ nay đến hết năm 2026 với nhiều hoạt động du lịch trên các cung đường, điểm dừng chân nổi bật; trồng 10.000 cây xanh trên các tuyến du lịch vùng biên, phát triển môi trường hoạt động kinh doanh du lịch văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp.

29/11/2021