Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn voọc mũi hếch

19:21, 19/10/2021

BHG - Ngày 19.10, tại nhà khách Hà An, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn voọc mũi hếch, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự có: Ông Hoàng Văn Lâm, Giám đốc FFI tại Việt Nam; ông Bùi Văn Đông, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; đại diện một số huyện và người dân sinh sống gần khu bảo tồn vọc mũi hếch.

Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn vọc mũi hếch, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn vọc mũi hếch, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Tỉnh Hà Giang là nơi có quần thể vọc mũi hếch lớn nhất cả nước, với khoảng trên 200 con đang sinh sống tại khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là loài động vật đặc hữu của Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới hiện nay, được xếp vào mức đe dọa “rất nguy cấp – CR” cả trong Sách đỏ Việt  Nam  (2007) và Danh mục Đỏ IUCN (2013). Nguyên nhân chính làm suy giảm loài động vật này là do hoạt động săn bắn, khai thác lâm sản và canh tác thảo quả của con người đã làm mất đi môi trường sống tự nhiên của vọc mũi hếch. Tổ chức FFI và Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn và phát triển loài vọc mũi hếch, như: Truyền thông trong cộng đồng, hỗ trợ sinh kế cho người dân gần khu bảo tồn, trồng vườn ươm cây gỗ quý… Tuy nhiên, công tác bảo tồn vẫn gặp nhiều khó khăn, quần thể loài vọc mũi hếch đang có dấu hiệu suy giảm.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về kế hoạch bảo tồn vọc mũi hếch, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn tới năm 2050; các mối đe dọa, thách thức và cơ hội đối với bảo tồn vọc; các hành động và mức độ ưu tiên dựa trên tác động và tính cấp bách; thống nhất nội dung, đơn vị chịu trách nhiệm và tiến trình thực hiện các hành động đã đề ra; các hành động bảo tồn ưu tiên, giai đoạn 2021 - 2025… Qua đó nhằm góp phần bảo tồn và tăng số lượng loài vọc mũi hếch tại Việt  Nam

Tin, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang có 1 tác phẩm đoạt giải C Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV

BHG - Vừa qua, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV – năm 2020 đã quyết định trao 112 giải báo chí quốc gia, gồm: 1 giải Đặc biệt, 9 giải A, 25 giải B, 45 giải C và 32 giải khuyến khích; trong đó 1 tác phẩm báo chí của Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang xuất sắc đoạt giải C, đó là tác phẩm "Những dự án trồng rừng trên giấy" của nhóm tác giả Quách Tuấn Quỳnh (Tuấn Quỳnh) và Hoàng Văn Hương (Văn Hương) thuộc Chi hội Nhà báo Đài PT-TH Hà Giang.

19/10/2021
Sơn Trà Travel – Đơn vị tổ chức tour Đà Nẵng chất lượng

Đà Nẵng trong những năm gần đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những tín đồ đam mê xê dịch. Du khách bị thu hút bởi cảnh sắc đa dạng, danh lam thắng cảnh tuyệt vời và có bãi tắm Mỹ Khê quyến rũ nhất hành tinh. Du lịch phát triển nên các công ty lữ hành xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi của mọi người. Nổi bật trong số đó có Sơn Trà Travel – công ty tổ chức tour Đà Nẵng được đánh giá cao về độ uy tín, chuyên nghiệp mà du khách có thể tin tưởng lựa chọn.

18/10/2021
Mùa rau cải

BHG - Cây rau cải trong họ hàng nhà cải, chẳng ngờ lại gắn bó máu thịt, với một trời ký ức của người ta như thế. Ấy là mấy "em" cải ngọt, cải nương, cải cay, cải đắng... rải khắp đồi nương, vườn tược, bờ bãi sông suối đất quê trong dáng vẻ bình dị, xanh tươi nõn nà. Nhìn thấy nhan sắc ấy, ai mà chẳng mềm lòng.

18/10/2021
Cây Khèn trong đời sống, văn hóa của người Mông ở Hà Giang

BHG -  Một trong những yếu tố góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông chính là hệ thống các loại nhạc cụ đặc sắc với thế giới âm thanh đa cung bậc lôi cuốn, hấp dẫn. Trong các nhạc cụ, khèn Mông được coi là tiêu biểu hơn cả. Tiếng khèn phóng khoáng, mang hơi thở của núi rừng, thể hiện rõ nét con người, văn hóa Mông. Từ đời sống, tiếng khèn đi vào thế giới của những truyện cổ tích một cách tự nhiên nhưng cũng là lời nhắc nhở, gửi gắm, giữ gìn vốn văn hóa quý báu của dân tộc.

 

18/10/2021